39 người chết ở Anh được phát hiện trên xe container lạnh ngoài Phạm Thị Trà My, có thể có thêm những người Việt Nam khác.
1h05 sáng 23/10, cơ quan cứu thương hạt Essex, đông bắc London, nhận cuộc gọi trình báo về phát hiện ghê rợn bên trong xe container.
Chiếc xe đang đỗ ở khu công nghiệp Waterglade, thị trấn Grays. Khi các nhân viên y tế mở cửa thùng xe, họ phát hiện thi thể của 38 người lớn và một thiếu niên, được cho là tìm cách nhập cư bất hợp pháp.
Cảnh sát hạt Essex ban đầu tin rằng các nạn nhân gồm 31 nam và 8 nữ đều là người Trung Quốc, tuy nhiên giới chức đang điều tra nghi vấn có nạn nhân mang quốc tịch khác. Xuất phát là từ khi phát hiện tin nhắn của cô gái Phạm Thị Trà My gửi cho gia đình lần cuối. Gia đình cô cũng đã báo với chính quyền rằng con gái họ trong thời gian này tìm đường sang Anh. Trà My nhắn tin gửi cho mẹ với nội dung “con chết vì không thở được”.
Sau đó, nạn nhân người Việt thứ hai là Nguyễn Đình Lượng cũng được báo chí Anh nêu tên. Ông Nguyễn Đình Gia, trú xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc nói có con trai Nguyễn Đình Lượng (20 tuổi) ở Pháp một năm nay, trung tuần tháng 10 con gọi điện thoại thông báo sắp sang Anh làm việc. Tuy nhiên đến ngày 23/10, không thể liên lạc được với con, ông làm đơn gửi UBND xã Thanh Lộc nhờ hỗ trợ.
Đến nay, đã có 12 gia đình Hà Tĩnh, Nghệ An trình báo con mất tích ở Anh. Từ thông tin đồng hương báo về, 7 gia đình tại Hà Tĩnh, 5 gia đình ở Nghệ An cho rằng con mất tích ở Anh từ hôm 23/10 nên trình báo chính quyền.
Trên mạng có tin đồn tất cả 39 người chết ở anh đều là người Việt Nam. Tuy nhiên đây là thông tin không có cơ sở bởi các cơ quan chức năng Anh đang điều tra làm rõ. 11 trong 39 thi thể trong container ở Essex được đưa đến bệnh viện Broomfield ở thị trấn Chelmsford tối 24/10 để xác định danh tính và khám nghiệm tìm hiểu nguyên nhân cái chết. Các thi thể còn lại dự kiến được chuyển xong vào cuối tuần.
Sứ quán Việt Nam tại Anh đang phối hợp với cảnh sát để tìm hiểu về quốc tịch các nạn nhân. Đại sứ quán Trung Quốc tại London đã cử nhân viên tới Essex để xác minh tình hình, song chưa thể xác định được quốc tịch của các nạn nhân.
Tại sao nạn nhân mang quốc tịch Trung Quốc lại là người Việt Nam?

Cảnh sát Anh ban đầu xác nhận 39 nạn nhân mang quốc tịch Trung Quốc. Tuy nhiên, trong số đó lại có người Việt Nam, cụ thể là nạn nhân Trà My đã gửi tin nhắn cuối cùng về cho gia đình trong cơn tuyệt vọng. Trong tin nhắn, cô còn ghi cả quê quán, gốc tích của mình. Truyền thông Anh nhận định đây có thể là thông điệp người di cư để lại trong tình huống xấu nhất để đảm bảo chính quyền biết nơi hồi hương thi thể của họ.
Và Trà My là một trong số các nạn nhân của đường dây buôn người, được gọi là “đầu rắn” với hứa hẹn đưa họ từ Trung Quốc tới Anh để có cuộc sống tốt hơn.
Theo báo Anh Mirror, “đầu rắn” là từ lóng dùng để chỉ những băng đảng Trung Quốc buôn người sang các nước khác. Chúng xuất hiện nhiều ở khu vực Phúc Kiến, Trung Quốc, và đưa “khách hàng” tới những quốc gia phương Tây giàu có như Anh hoặc Mỹ để thu về số tiền phí khổng lồ. Gia đình Trà My cho biết cô gái 26 tuổi phải đóng lệ phí tới 30 ngàn bảng (khoảng 1 tỉ đồng), là số tiền cô dành dụm được sau 3 năm làm việc ở Nhật và nhờ gia đình vay mượn.
“Đầu rắn” thường đưa các nạn nhân tới châu Âu bằng cung đường bay quen thuộc xuất phát từ Phúc Kiến. Họ sau đó bị nhồi vào các thùng xe tải, bao quanh là bóng tối, không có thức ăn, hệ thống thông gió, nước hay nhà vệ sinh.
Những người nhập cư thành công tới phương Tây sẽ bắt đầu trả tiền cho “đầu rắn” kể từ lúc họ nhận được việc làm, phải trả hết trong vòng ba năm. Nếu không trả đủ, chúng sẽ gây áp lực lên gia đình các nạn nhân ở Trung Quốc, ép họ phải chi tới từng đồng cuối cùng.
Một số người Việt là nạn nhân trong số 39 người này vì đi theo con đường mà “đầu rắn” sắp đặt. Họ tới Trung Quốc, được cấp hộ chiếu Trung Quốc giả và bay sang các nước châu Âu. Trường hợp Trà My, cô đã xuất phát từ Việt Nam ngày 3/10, sau đó sang Trung Quốc, Pháp và Anh. Anh trai của Phạm Thị Trà My, Phạm Mạnh Cường, cho biết Từ Trung Quốc, My đã cố gắng thực hiện hành trình tiếp theo tới Anh, nhưng khi đến nơi, 19 tháng 10, cô đã bị cảnh sát Anh chặn lại và trả trở về Pháp. Sau đó, đường dây buôn người đã bố trí cho cô vào Anh theo cách khác, trong một container lạnh cùng 38 người và đã thiệt mạng.