Được tìm thấy trong tương ớt Chinsu, chất bảo quản axit benzoic bị cấm ở Nhật trong khi ở Việt Nam lại không cấm. Vậy axit benzoic là gì?
Axit Benzoic có tên khác là: benzene carboxylic acid, Carboxybenzene, E210, dracylic acid, benzoic acid. Công thức hóa học: C6H5COOH/ C7H6O2.
AxitBenzoic được sử dụng như một chất chống khuẩn, được dùng:
– Trong kem đánh răng, nước xúc miệng, mỹ phẩm
– Dùng trong các sản phẩm khử mùi
– Sử dụng làm chất bảo quản trong thực phẩm
– Là một chất đầu quan trọng để tổng hợp nhiều chất hữu cơ khác
Axit benzoic là một chất rắn dạng bột hoặc hạt màu trắng, tan được trong nước nóng và trong metanol, dietylete.
Axit benzoic trong tự nhiên có thể tìm thấy nhiều trong vỏ cây anh đào, quất, mận, hồi và cây chè. Nó cũng được điều chế công theo con đường hoá học bằng cách oxi hoá toluen bằng axit nitric hoặc axit cromic hoặc bằng oxi không khí (trong pha lỏng), decacboxyl hoá anhidrit phtalic trong pha khí ở 3400C với chất xúc tác ZnO.
Liệu lượng cho phép tối đa axit benzoic trong bảo quản thực phẩm là 0.1-0.12%, thường dùng 0.05-0.075% đối với nước quả chua và 0.075-0.1% đối với nước quả ít chua.
Liều lượng gây độc ở người là 6mg/kg thể trọng. Nên sử dụng liều lượng nhỏ hơn 1g/kg thực phẩm.
Đối với con người, khi vào cơ thể tác dụng với glucocol chuyển thành axit purivic không độc, thải ra ngoài.
Tuy nhiên nếu ăn nhiều axit benzoic cơ thể sẽ bị ảnh hưởng vì glucocol dùng để tổng hợp protein sẽ bị mất do tác dụng với axit benzoic để giải độc.
Ngoài ra, axit benzoic có thể tác động hệ hô hấp và hệ thần kinh trung ương, gây kích ứng mắt.
Theo kết quả phân tích của Hiệp hội Vệ sinh thực phẩm Tokyo thuộc Viện nghiên cứu Công nghệ thực phẩm Tokyo, hàm lượng axit benzoic trong tương ớt Chin-su bị thu hồi ở Nhật lần lượt 0,41g/kg với các chai có hạn dùng 10/6/2019, 0,44g/kg với hạn dùng 17/6/2019 và 0,45g/kg với hạn dùng 6/7/2019.
Nhà sản xuất tương ớt Chinsu là Masan cho rằng nhiều khả năng tương ớt Chinsu bị thu hồi tại Nhật là “sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam” hoặc sản phẩm không rõ xuất xứ.
Theo đại diện Cục An toàn thực phẩm, tại Việt Nam, phụ gia này được sử dụng và sản phẩm Chinsu của Masan chưa từng bị người tiêu dùng phản ánh./.