Bảo hiểm y tế học sinh là một chính sách bắt buộc mang tính chất phòng ngừa rủi ro đối với học sinh, sinh viên.
Khi tham gia, học sinh, sinh viên sẽ được chăm sóc sức khỏe ngay tại trường học và hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Theo luật BHYT được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2008; học sinh sinh viên trở thành đối tượng bắt buộc tham gia từ ngày 01/01/2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật BHYT được Quốc hội thông qua ngày 13/06/2014, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 với quy định “Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với toàn dân”.
Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho HSSV trong việc tham gia BHYT, như cấp thẻ BHYT miễn phí cho HSSV nghèo, HSSV dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, HSSV đang sống trong trung tâm bảo trợ xã hội, HSSV là thân nhân sĩ quan quân đội, công an, cơ yếu, thân nhân người có công với cách mạng …; Hỗ trợ 70% mức đóng đối với HSSV thuộc hộ cận nghèo; 30% mức đóng đối với HSSV khác.
Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh bằng 4,5% mức lương tối thiểu. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng đối với học sinh sinh viên từ ngày 01/01/2010 (khi học sinh sinh viên tham gia BHYT tại nhà trường mới được hỗ trợ). Mức đóng học sinh sinh viên từ năm 2016:
Mức đóng 1 tháng = 45% x1.120.000đ (mức lương tối thiểu hiện hành) x70% (gần 700 ngàn đồng)
Phương thức đóng: cơ sở giáo dục có trách nhiệm lập danh sách, thu tiền đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng của HSSV theo đợt nộp vào quỹ BHYT cụ thể như sau;
- Học sinh sinh viên năm thứ nhất đóng từ ngày nhập học hoặc ngày hết hạn của thẻ BHYT được cấp lần trước đến 31 tháng 12 năm sau;
- Hàng năm, học sinh sinh viên các năm 2,3… đóng từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm.
- SV năm cuối đóng từ ngày 01 tháng 01 đến ngày cuối của tháng kết thúc năm học đó.
thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT sẽ tương ứng với số tiền đóng của HSSV.
Mức hưởng bảo hiểm y tế học sinh
Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Mức hưởng BHYT khi người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh không đúng quy định thì như thế nào?
Người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh nội trú, không đúng cơ sở KCB ban đầu hoặc không đúng tuyến, nhưng có trình thẻ BHYT, quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:
– 100% chi phí đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện hạng III (bệnh viện tuyến huyện)
– 60% chi phí đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại BV hạng II
– 40% chi phí đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở KCB đạt tiêu chuẩn hạng I, hạng đặc biệt và không vượt quá 40 tháng lương cơ sở cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.
Chú ý: Các trường hợp KCB ngoại trú không được hưởng theo chế độ trên.