Reference.vn - Chuyên gia hằng ngày của bạn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn - Chuyên gia hằng ngày của bạn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Gia đình » Lối sống » Beethoven bị điếc do đâu?

Beethoven bị điếc do đâu?

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Beethoven bị điếc do đâu

Beethoven bị điếc do đâu

Beethoven bị điếc đã được các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau, trong đó có cả lỗi gien, nghiện rượu, nhiễm độc chì…

Beethoven đã cảm nhận được những khó khăn về thính giác của mình từ nhiều chục năm trước, có thể là năm 1798, khi ông ở tuổi 28. Đến quãng năm 44 hoặc 45 tuổi, ông đã hoàn toàn bị điếc và không còn khả năng trò chuyện.

Theo tài liệu còn ghi thì Ludwig van Beethoven, người đặt chiếc cầu nối giữa âm nhạc cổ điển với âm nhạc lãng mạn lại bị điếc rất sớm, ảnh hưởng đến tài năng của ông.

Các nhà khoa học sau này đã đưa ra một số giả thuyết về nguyên nhân ông bị điếc như: bệnh giang mai, sốt phát ban, nhiễm độc và thói quen dìm đầu vào nước lạnh để tỉnh táo.

Beethoven mắc chứng ù tai kể từ năm 31 tuổi, ban đầu nhẹ nhưng dần dần tăng lên, giống như tiếng gầm rú của động cơ, lấn át cả sức nghe làm cho ông không nhân biết âm thanh một cách chính xác, làm tăng tính tự ti, né tránh tiếp xúc với cộng đồng. Nguyên nhân gây điếc của Beethoven vẫn còn là bí ẩn, từ lâu nó được quy cho nhiều nguyên nhân, trong đó có cả thói quen dìm đầu vào nước lạnh giữ tỉnh táo khi sáng tác, thậm chí, vào năm 1802 ông đã có ý định tự tử.

Giống như nhiều người sống trong thời kỳ cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, ông có hàng chứng bệnh tật ốm đau. Trong trường hợp của Beethoven, danh sách gồm có chứng đau bụng kinh niên và tiêu chảy, có thể là do một loại viêm ruột, trầm cảm, lạm dụng rượu, các vấn đề về hô hấp, đau khớp, viêm mắt và xơ gan. Việc uống rượu như hũ chìm có thể là vấn đề cuối cùng khiến ông bị suy sụp sức khỏe và dẫn đến cái chết. Sau khi bị liệt giường trong nhiều tháng, ông qua đời vào năm 1827, như kết cục của nhiều người mắc bệnh gan và thận, viêm phúc mạc, cổ chướng vùng bụng và viêm não. Một cuộc khám nghiệm tử thi đã tiết lộ thêm nhiều triệu chứng xơ gan, giãn nở cơ quan thính giác và những dây thần kinh liên quan đến tai.

Ferdinand Hiller, một nhà soạn nhạc trẻ đã cắt một ít tóc của nhà soạn nhạc và coi đó là một kỷ vật quý giá – một tục lệ chung thời kỳ đó. Món tóc này đã được gìn giữ trong gia đình Hiller trong gần một thế kỷ rồi bằng cách nào đó tới một làng chài nhỏ bé ở Gilleleje trong thời kỳ phát xít Đức kiểm soát Đan Mạch, và rơi vào tay một bác sĩ địa phương, Kay Fremming. Vị bác sĩ đã cứu giúp hàng trăm mạng sống của người Do thái trốn thoát tới ngôi làng cách eo biển Øresund 10 dặm, một biên giới tự nhiên giữa Đan Mạch và Thụy Điển. Một giả thuyết đưa ra là một trong số những người Do thái, có lẽ liên quan đến Ferdinand Hiller, đã trao cho bác sĩ Fremming nắm tóc của Beethoven hoặc dùng nó để đền đáp sự giúp đỡ của ông.

Vị bác sĩ này đã trao nắm tóc này, bao gồm 582 sợi, cho con gái của ông, người sau đó đã đưa ra bán đấu giá vào năm 1994. Một nhà niệu học ở Arizona tên là Alfredo Guevera đã mua 160 sợi với giá 7.000 USD. 422 sợi còn lại đã được quyên góp cho Trung tâm Ira F. Brilliant chuyên nghiên cứu về Beethoven tại trường đại học liên bang San Jose ở California.

Guevera và Ira Brilliant, một nhà sưu tập và từ thiện đã cùng theo đuổi câu hỏi vì sao Beethoven lại điếc. Họ đã đặt những sợi tóc màu nâu, xám và trắng vào các test hình ảnh, DNA, hóa học, pháp y và độc học. Nó không có dấu hiệu gì về morphine, thủy ngân hay arsenic nhưng lại cho thấy tỷ lệ chì ở mức bất bình thường, và chỉ cho thấy khả năng bị nhiễm độc chì, vốn có thể là khả năng dẫn đến chứng điếc ở Beethoven, dẫu cho nó không giúp giải thích được những căn bệnh mà ông mắc. Thêm vào đó nhiều nghiên cứu đã đề xuất là có thể ông uống rượu từ những các ly chứa chì. Phải lưu ý là rượu ở thời kỳ đó thường có thêm chì như một chất làm ngọt.

Hành trình của nắm tóc Beethoven và các phân tích y học đã trở thành chủ đề của một cuốn sách bán chạy “Beethoven’s Hair: An Extraordinary Historical Odyssey and a Scientific Mystery Solved” (Tóc Beethoven: Một Odyssey khác thường trong lịch sử và một bí ẩn khoa học được giải quyết) của Russell Martin.

Vào năm 2013, một nhóm các nhà phẫu thuật tai — Michael H. Stevens, Teemarie Jacobsen, và Alicia K. Crofts của trường đại học Utah – đã xuất bản một bài báo về lịch sử sức khỏe của Beethoven trên tạp chí The Laryngoscope. Họ cũng kết luận là “thói nghiện rượu kinh niên của Beethoven với chì là lời giải thích xác đáng cho chứng điếc của ông hơn những nguyên nhân khác.”

Tuy nhiên phải nói rằng, nhiều bác sĩ và nhiều nhà bệnh học lại không hài lòng với cách giải thích này. Ví dụ vào năm 2016, một nhóm ba bác sỹ Avraham Z. Cooper, Sunil Nair và Joseph M. Tremaglio tại Trung tâm Y học Beth Israel và trường y khoa Harvard tại Boston, đã chỉ ra trong một bài viết ngắn cho American Journal of Medicine sự cần thiết cho “một chẩn đoán thống nhất để giải thích hội chứng liên quan đến những nội quan của Beethoven, bao gồm cả bệnh điếc”. Họ đề xuất hội chứng Cogan, một rối loạn miễn dịch được đánh dấu bằng một chứng viêm các mạch máu có hệ thống và bao gồm cả viêm các nội quan như gan, ruột, khớp và có thể viêm mạch lan tới các mạch máu đến tai thì sẽ dẫn đến điếc đặc.

Đây là một trong số nhiều trường hợp cá biệt của một bệnh nhân nổi tiếng trong lịch sử y học với những chứng bệnh không rõ ràng về nguyên nhân gây bệnh – một vấn đề quá phổ biến khi chẩn đoán bệnh của người qua đời trước khi y học hiện đại ra đời.

Đến năm 2015, theo nghiên cứu của Đại học Southern California, Mỹ (USC) công bố trên tạp chí PloS Genetics hồi trung tuần tháng 4/2015, thủ phạm gây giảm thính lực dẫn đến điếc hoàn toàn đối với Beethovenchính là lỗi gien. Đó là gien có tên Nox3, nằm ở tai trong, gây ù, chói tai và các tổn thương dẫn đến mất thính lực. Lỗi gien này cũng chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh tương tự ở giới nhạc sĩ, như Eric Clapton, Phil Collins, Ozzy Osbourne và Mark Knopfler.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm hiểu ADN của những con chuột phơi ra môi trường tiếng ồn lớn và phát hiện thấy gien khuyết tật làm tăng tổn thương tai, giảm sức nghe của loài gặm nhấm, phát hiện ra hàng trăm gien liên quan đến căn bệnh phức tạp này. Giáo sư Rick Friedman, người tham gia trong nghiên cứu của USC cho biết: “Hiểu được quá trình sinh học gây suy giảm thính lực do phơi nhiễm tiếng ồn giúp y học sớm tìm được giải pháp trị bệnh điếc nghề nghiệp, làm giảm chất lượng cuộc sống. Đến nay khoa học đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phục hồi thính lực, nhưng việc bảo vệ đôi tai là điều vô cùng quan trọng của mỗi người. Riêng nghiên cứu hệ gien, các đột biến AND còn giúp khoa học hiểu được cội nguồn gây bệnh và có giải pháp chữa trị mang tính khả thi cao hơn”.

Trong những năm cuối đời, dẫu Beethoven là một nhạc trưởng và nghệ sỹ piano siêu hạng, nhưng khó có nhiều công việc cho một nhà soạn nhạc điếc nên ông phải trao cơ hội cho những người khác. Không chỉ với bản giao hưởng số 9 mà cả Missa Solemnis, một tác phẩm tôn giáo cho dàn nhạc và giọng hát, và Fidelio, cùng nhiều tác phẩm quan trọng khác.

Từ khóa: Beethoven bị điếc do đâu?
Gia Hòa

Gia Hòa

Tôi là cây viết tự do, viết về các lĩnh vực giáo dục, sức khỏe và công nghệ, khoa học. Gia nhập Group Reference.vn để thảo luận, chia sẻ các vấn đề bạn quan tâm https://m.facebook.com/groups/3017543765020355?ref=bookmarks

Related Posts

Quy hoạch Thành phố Nam Định đến năm 2040
Lối sống

Quy hoạch Thành phố Nam Định đến năm 2040

19 Tháng Chín, 2020
Người cầu toàn: Lợi bất cập hại
Lối sống

Người cầu toàn: Lợi bất cập hại

21 Tháng Tám, 2020
Quyết định giám đốc thẩm Hồ Duy Hải
Lối sống

Quyết định giám đốc thẩm Hồ Duy Hải

9 Tháng Tám, 2020

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Cách chọn mua nồi chiên không dầu

Cách chọn mua nồi chiên không dầu

20 Tháng Hai, 2021
Nồi chiên không dầu lợi hại gì?

Nồi chiên không dầu lợi hại gì?

20 Tháng Hai, 2021
Nồi chiên không dầu có nguy cơ gây ung thư không?

Nồi chiên không dầu có nguy cơ gây ung thư không?

20 Tháng Hai, 2021
Tính chất của số 0

Tính chất của số 0

15 Tháng Hai, 2021
Em hiểu gì về con số 0

Em hiểu gì về con số 0?

15 Tháng Hai, 2021

Đọc nhiều trong 24h qua

  • Tính hiệu của số lớn nhất có hai chữ số và số liền sau số nhỏ nhất có hai chữ số.

    Toán lớp 2 em hãy tính hiệu của số nhỏ nhất có hai chữ số và số lớn nhất có một chữ số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 1kg tờ 500k bao nhiêu tiền?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Blackpink chiều cao cân nặng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phím AC, CE, M+ trên máy tính Casio có nghĩa là gì?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hồng phiến tồn tại trong cơ thể bao lâu?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sự thật về những đôi chân dài trên Tiktok

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 1 triệu đô la nặng bao nhiêu kg?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ai thế nào và Ai như thế nào

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thế nào gọi là số tròn trăm?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn – Chuyên gia hằng ngày của bạn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Xe máy
  • Ô tô

© 2019 K&L Media Co.