Khói thuốc và ô nhiễm môi trường làm gia tăng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nhưng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có lây không?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh không lây nhiễm.
Tại Việt Nam, theo những kết quả trong nghiên cứu dịch tễ học tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,1% ở người trên 40 tuổi và có xu hướng tiếp tục tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường gia tăng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang được giới y học trên toàn thế giới quan tâm đặc biệt bởi gánh nặng về bệnh tật, gánh nặng kinh tế và tử vong do bệnh gây ra tiếp tục gia tăng mặc dù đã có những bước tiến lớn trong chẩn đoán, điều trị.
5 dấu hiệu nhận biết mắc COPD:
- Người trên 40 tuổi
- Ho
- Khạc đàm
- Khó thở
- Tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (thuốc lá, khói bếp, nghề nghiệp, môi trường)…
Tuy nhiên, chỉ cần có 3/5 dấu hiệu này thì có thể chẩn đoán bệnh nhân đã mắc COPD.
Người mắc COPD mắc thêm các bệnh đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp… thì điều trị khó khăn và tỷ lệ tử vong rất cao.