Bộ Chính trị là gì? Bộ Chính trị là những vị lãnh đạo cao nhất của Đảng được Ban chấp hành Trung ương bầu ra.
Bộ Chính trị là một nhóm chưa đến 20 người (khóa 13 là 18 người), trong đó có Tổng bí thư, người đứng đầu Đảng. Đây đều là những vị nắm giữ các vị trí quan trọng của đất nước, như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội…
Bộ Chính trị và Ban Bí thư ai to hơn?
Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.
Ban Bí thư lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng: chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương; chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra Bộ Chính trị thảo luận và quyết định.
Số lượng thành viên Ban bí thư thường ít hơn Bộ Chính trị, và không phải là người trong Bộ Chính trị.
Dựa vào chức năng nhiệm vụ và số lượng thì có thể thấy rõ Ban bí thư là một cơ quan giúp việc cho Đảng và Bộ Chính trị.