Ngoài các môn đại cương, các môn học của ngành xã hội học gồm có tâm lý học, xác suất thống kê, logic học, dân số học, chính sách xã hội… và các kỹ năng mềm khác.
Các môn học của ngành xã hội học của mỗi trường Đại học không hoàn toàn giống nhau, nhưng về cơ bản được chia làm ba phần, gồm: Đại cương, chuyên ngành và kỹ năng.
Trong đó, kiến thức chung gồm các môn như các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam, tin học, ngoại ngữ, nhân học, lịch sử thế giới, mỹ học, pháp luật, cơ sở văn hoá Việt Nam, tâm lý học, chính trị học, xác suất thống kê, logic học, nhân học…
Các môn chuyên ngành gồm: Xã hội học đại cương, Lịch sử xã hội học, Lý thuyết xã hội học hiện đại, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Xã hội học nông thôn, Xã hội học đô thị, Xã hội học kinh tế, Xã hội học chính trị, Xã hội học giáo dục, Xã hội học gia đình, Xã hội học tôn giáo.
Mục đích sau khi học các môn chuyên ngành, sinh viên nắm vững kiến thức về Xã hội học đại cương như lược sử hình thành, các tác giả cổ điển quan trọng nhất (A. Comte, É. Durkheim, M. Weber…), cách phân chia các chuyên ngành cơ bản trong Xã hội học, những phương pháp cơ bản nhất, một số khái niệm và thuật ngữ quan trọng nhất;
Nắm vững lịch sử hình thành và cốt lõi của các chủ thuyết trong Xã hội học hiện đại: chủ thuyết cấu trúc – chức năng, chủ thuyết về hành động xã hội, chủ thuyết về tương tác xã hội, chủ thuyết về tương tác biểu trưng, chủ thuyết về xung đột, chủ thuyết về mạng lưới xã hội…;
Hiểu được cách phân chia cơ bản các phạm trù ứng dụng của kiến thức Xã hội học (Kinh tế, Quản lí tổ chức, Giới và Gia đình, Văn hoá, Giáo dục, Phát triển nông thôn, Phát triển đô thị…);
Nắm vững và ứng dụng các phương pháp định tính và định lượng trong nghiên cứu Xã hội học cơ bản cũng như Xã hội học ứng dụng (can thiệp);
Có kiến thức nền tảng về các chuyên ngành quan trọng nhất phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam: Xã hội học nông thôn, Xã hội học đô thị, Xã hội học về giới, Xã hội học quản lí, Xã hội học gia đình, Xã hội học giáo dục, Xã hội học văn hoá, Xã hội học dân số, Xã hội học môi trường, Xã hội học về cộng đồng, Xã hội học kinh tế, Xã hội học lao động, Phát triển cộng đồng…
Các kỹ năng mềm như Kỹ năng quản lý và giải quyết vấn đề; Kỹ năng truyền thông và giao tiếp; Kỹ năng phân tích và xử lý số liệu; Kỹ năng viết báo cáo khoa học; Kỹ năng phát hiện, lập luận tư duy và giải quyết vấn đề từ phương diện Xã hội học…