Ba vị thần được nhà triết học và logic học người Mỹ George Boolos gọi là câu đố logic khó nhất chưa từng thấy trong bài báo của ông đăng trên Tạp chí Triết học Harvard năm 1996. Bài toán như sau:
Có ba vị thần A, B và C được gọi là Đúng, Sai và Ngẫu nhiên (hay Thật Thà, Nói Dối và Khôn Ngoan). Thần Đúng luôn nói thật, thần Sai luôn nói dối, nhưng việc thần Ngẫu nhiên nói thật hay giả lại là chuyện hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhiệm vụ của bạn là xác định danh tính của từng vị thần bằng cách hỏi ba câu hỏi có – không; mỗi câu hỏi phải được đặt cho đúng một vị thần. Các vị thần hiểu tiếng Anh, nhưng sẽ trả lời tất cả các câu hỏi bằng ngôn ngữ của họ. Trong ngôn ngữ riêng của họ, các từ “có” và “không” sẽ là “da” và “ja” nhưng theo một thứ tự nào đó. Bạn không biết những từ này nghĩa là gì.”
Vì vậy, bạn phải hỏi như thế nào để xác định được danh tính của mỗi vị thần? Trên thực tế, có nhiều cách khác nhau để có được câu trả lời đúng.
Câu đố này có nhiều biến thể, và biến thể phổ biến tiếng Việt như sau:
Trong một ngôi đền cổ có ba vị thần giống hệt nhau. Thần Thật thà luôn nói thật, thần Dối trá luôn nói dối và thần Khôn ngoan lúc nói thật lúc nói dối. Có một nhà hiền triết đến thăm đền. Ông đã hỏi các vị thần và nhận được câu trả lời khi hỏi thần bên trái: – Ai ngồi cạnh ngài? – Đó là thần Thật thà. Ông hỏi thần ngồi giữa: – Ngài là ai? – Ta là thần Khôn ngoan. Sau cùng ông hỏi thần bên phải: – Ai ngồi cạnh ngài? – Đó là thần Dối trá. Nghe xong, nhà hiền triết đã xác định được các vị thần. Hỏi nhà hiền triết đã suy luận như thế nào?
Câu trả lời như sau: Nếu bên trái là thần Thật thà thì ông sẽ luôn nói đúng nên không trả lời bên cạnh ông là thần Thật thà. Nếu ông ngồi giữa là thần Thật thà thì ông sẽ trả lời là: – Ta là thần Thật thà. Vì cả 2 khả năng trên đều không xảy ra nên bên phải là thần Thật thà. Vì ông này luôn nói thật nên ở giữa là thần Dối trá. Từ đó suy ra bên trái là thần Khôn ngoan.