Cầu Trần Hưng Đạo bao giờ xây? Cầu Trần Hưng Đạo dự kiến khởi công trước năm 2026, có chiều dài 3,1 km, vốn đầu tư 8.400 tỷ đồng.
Theo quy hoạch chung của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cầu Trần Hưng Đạo nằm trong số 18 cây cầu bắc qua sông Hồng trong tương lai.
Dự án cầu Trần Hưng Đạo có tổng vốn đầu tư xấp xỉ 9.000 tỉ đồng, theo tỉ lệ vốn góp 50/50 giữa Nhà nước và nhà đầu tư BOT; dự kiến thời gian hoàn vốn 20 năm.
Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 5,5km, mặt cắt cầu bảo đảm 6 làn xe cơ giới. Đoạn cầu dẫn phía Hoàn Kiếm có quy mô 1 làn xe đi thẳng vào đường Trần Hưng Đạo và 4 làn xe rẽ tiếp cận vào đường đê Trần Khánh Dư; đoạn cầu dẫn phía Long Biên có quy mô 4 làn xe.
Cầu Trần Hưng Đạo nối từ đâu đến đâu: Dự án có điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông, thuộc phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm; điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh thuộc phường Gia Thụy, quận Long Biên.
Dự án cầu Trần Hưng Đạo qua sông Hồng nhằm mục tiêu kết nối các quận trung tâm thủ đô Hà Nội với khu vực phía Đông thành phố, giảm áp lực cho cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy đã bắt đầu quá tải.
8 cầu trong số đó đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1), Thanh Trì, Nhật Tân, Long Biên, Vĩnh Thịnh và cầu Việt Trì – Ba Vì kết nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C thuộc địa phận Thủ đô Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.
Cầu Trần Hưng Đạo bao giờ xây? Giải tỏa làm cầu Trần Hưng Đạo
Theo quy hoạch, bên phía quận Long Biên, cầu Trần Hưng Đạo đi qua ngõ 56 Thạch Cầu, qua bên hông sân bay Gia Lâm và kết thúc ở quốc lộ 5. Các khu vực mà cầu đi qua thuộc địa bàn quận Long Biên hầu như không có nhà dân.
Khu vực cầu Trần Hưng Đạo đi qua thuộc một phần phường Bồ Đề và Long Biên không có nhà dân.
Đoạn đi qua ngõ 56 Thạch Cầu chỉ tiếp giáp với khu vực nhà dân.
Trên địa bàn quận Long Biên, cơ bản không có nhà dân có khả năng bị giải tỏa. Tuy nhiên, ở địa bàn quận Hoàn Kiếm, theo quy hoạch, cầu nhiều nhà dân có khả năng bị giải tỏa.
Cụ thể là nhà dân ở khu vực hai bên phố Vạn Kiếp. Khu vực nhà dân có khả năng bị giải tỏa nhiều nhất ở khu vực đường dẫn từ Nguyễn Khoái lên và xuống cầu. Đây là con phố có nhà cửa dày đặc của quận Hoàn Kiếm.