Reference.vn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Sức khoẻ » Triệu chứng và bệnh » Chi phí gây tê ngoài màng cứng 2019

Chi phí gây tê ngoài màng cứng 2019

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Chi phí gây tê ngoài màng cứng 2019

Chi phí gây tê ngoài màng cứng 2019

Chi phí gây tê ngoài màng cứng 2019 bao nhiêu? Gây tê ngoài màng cứng là một kỹ thuật gây tê vùng được tiến hành bằng cách đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng để ức chế dẫn truyền thần kinh ở một vùng nhất định do các rễ thần kinh chi phối.

Gây tê ngoài màng cứng đang trở thành một trong những kỹ thuật hữu ích và có tính linh hoạt cao trong chuyên ngành gây mê hiện nay. Nó là kỹ thuật gây tê vùng duy nhất có thể thực hiện hầu như ở bất kỳ vị trí nào của cột sống và có nhiều ứng dụng trong lâm sàng.

Gây tê ngoài màng cứng bao nhiêu tiền
Gây tê ngoài màng cứng bao nhiêu tiền

Gây tê ngoài màng cứng được sử dụng linh hoạt hơn gây tê tuỷ sống, cho phép người gây mê có nhiều lựa chọn để vô cảm và giảm đau cũng như để chẩn đoán, điều trị nhiều hội chứng hoặc bệnh lý mạn tính. Cũng có thể được sử dụng kết hợp với gây mê nội khí quản, giảm độ sâu gây mê nên làm ổn định huyết động hơn trong quá trình gây mê. Hơn nữa, gây tê ngoài màng cứng có hiệu quả giảm đau cao trong giai đoạn đau cấp sau mổ, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.

Gây tê hoặc giảm đau đường ngoài màng cứng làm giảm đáp ứng sinh lý bất lợi do phẫu thuật gây ra (như tăng hoạt tính hệ thần kinh tự động, ức chế hệ tim mạch, tổn thương mô, tăng tốc độ chuyển hoá, rối loạn chức năng phổi và hệ miễn dịch). Gây tê ngoài màng cứng vùng ngực có tác dụng giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim và các biến chứng phổi sau mổ cũng như thúc đẩy nhu động ruột nhanh trở lại; giảm hoạt hoá hệ đông máu.

Gây tê ngoài màng cứng đã có lịch sử phát triển cách đây hơn 100 năm. Sicard và Cathelin là người đầu tiên thực hiện gây tê khoang cùng từ năm 1901. Tác giả thấy việc tiêm dung dịch loãng cocain qua khe cùng có hiệu quả trong điều trị đau thần kinh hông to ở mức độ nặng và đã đề nghị thực hiện kỹ thuật này trong phẫu thuật. Năm 1920, Fidel Pages Mirave, một phẫu thuật viên, đã mô tả gây tê ngoài màng cứng vùng thắt lưng. Năm 1931, Archile Dogliotti đã thực hiện phẫu thuật vùng bụng bằng gây tê ngoài màng cứng vùng thắt lưng và sử dụng thuật ngữ “gây tê ngoài màng cứng theo phân đoạn”. Tác giả cho rằng cần ức chế một phạm vi đủ rộng các rễ thần kinh tuỷ bằng dung dịch thuốc tê để đạt được mức độ giảm đau thích hợp. Archile Dogliotti đã mô tả kỹ thuật mất sức cản đột ngột sau khi đầu kim đi qua dây chằng vàng.

Tác giả Aburel, Hingson và Edwards cùng thực hiện gây tê ngoài màng cứng liên tục đầu tiên. Năm 1947 Tuohy giới thiệu kim Tuohy có đầu cong và nòng để giảm nguy cơ bị tắc đầu kim (do tổ chức bịt vào) khi chọc kim gây tê. Manual Martinez Curbelo là người đầu tiên gây tê ngoài màng cứng liên tục ở vùng thắt lưng sử dụng catheter niệu quản luồn qua kim Tuohy. Kim Tuohy đã được cải tiến nhiều trong thời gian qua và vẫn đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Catheter ngoài màng cứng đã có sự cải tiến vượt bậc so với catheter niệu quản bằng lụa cỡ 3,5 được Curbelo sử dụng lần đầu năm 1947 (catheter này rất khó khử khuẩn và là nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn). Hiện nay, có nhiều loại catheter được làm từ sợi polymer, teflom, polyethran, hoặc silicon có độ cứng thích hợp, chống xoắn vặn và có khả năng đàn hồi.

Kỹ thuật gây tê tuỷ sống – ngoài màng cứng kết hợp được Dogliotti thực hiện đầu tiên. Năm 1939, Soresi thông báo thực hiện kết hợp gây tê tuỷ sống ngoài màng cứng an toàn trên 200 bệnh nhân. Tác giả sử dụng kim xác định khoang ngoài màng cứng trước, tiêm thuốc tê, sau đó dùng luôn kim này tiến vào khoang dưới nhện, tiêm lượng thuốc tê nhỏ hơn vào khoang dưới nhện. Kỹ thuật này có thể kéo dài thời gian gây tê từ 24 giờ đến 48 giờ. Năm 1979, Curelaru là người đầu tiên mô tả kỹ thuật kết hợp gây tê tuỷ sống ngoài màng cứng nhưng tiêm ở hai khe gian đốt khác nhau. Tới năm 1982, Coates và Mumtaz mô tả kỹ thuật kim xuyên kim “needle -through-needle để gây tê tuỷ sống ngoài màng cứng kết hợp.

Trên thế giới, kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng được ứng dụng nhiều để kiểm soát đau cấp tính sau các phẫu thuật lớn ở ngực, bụng và chi dưới. Ở Việt Nam, gây tê ngoài màng cứng cũng đã được nghiên cứu ứng dụng từ những năm 1960. Hiện nay, gây tê ngoài màng cứng được áp dụng rộng rãi để vô cảm cho mổ và giảm đau sau mổ. Có thể giảm đau đường ngoài màng cứng bằng truyền liên tục (Continuous Epidural Infusion) hoặc giảm đau bệnh nhân tự điều khiển đường ngoài màng cứng (Patient Controlled Epidural Analgesia) cho phép kiểm soát tốt đau sau mổ.

Những cải tiến về trang thiết bị, thuốc và kỹ thuật đã làm cho kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng trở nên phổ biến và được ứng dụng linh hoạt hơn. Tính linh hoạt của gây tê ngoài màng cứng nghĩa là nó có thể được sử dụng như  một kỹ thuật vô cảm, hoặc một kỹ thuật giảm đau kết hợp (có hoặc không lưu catheter) với gây mê nội khí quản để giảm đau trong và sau mổ trong các phẫu thuật chi dưới, phẫu thuật vùng đáy chậu, phẫu thuật vùng bụng và ngực.

Gây tê ngoài màng cứng giúp đẻ không đau

Đó là một kỹ thuật gây tê được thực hiện để giảm đau do cơn co thắt tử cung trong chuyển dạ. Bác sĩ gây mê hồi sức sẽ đặt một ống thông rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng ở cột sống lưng. Ống thông này sau đó được dán cố định bằng băng keo dọc theo lưng về phía vai của sản phụ.

Thuốc gây tê sẽ được truyền liên tục qua ống thông này để ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn cơn đau trong quá trình chuyển dạ.

Bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh là người quyết định thời điểm tốt nhất để thực hiện gây tê. Đa phần, gây tê ngoài màng cứng được thực hiện khi cổ tử cung mở từ 3 đến 8 cm, nhưng có thể được thực hiện sớm hơn nếu đau nhiều, hay trong một số trường hợp bệnh lý của mẹ. Đôi khi “đẻ không đau” cũng được thực hiện khi cổ tử cung mở hơn 8 cm, miễn là em bé chưa xuống quá sâu trong khung chậu của mẹ.

Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ gây mê hồi sức thăm khám trước khi thực hiện kỹ thuật là việc cần thiết. Khám tiền mê được thực hiện trước thủ thuật nhằm xác định những chống chỉ định thực hiện kỹ thuật này.

Sản phụ phải bình tĩnh và giữ yên tư thế, để tạo thuận lợi cho công việc của bác sĩ gây mê hồi sức và đặc biệt là giảm nguy cơ biến chứng.

Sản phụ được hướng dẫn ngồi hoặc nằm nghiêng một bên. Bác sĩ gây mê hồi sức thực hiện kỹ thuật tìm khoang ngoài màng cứng (giữa 2 đốt sống).

Vùng lưng của sản phụ được sát trùng một cách cẩn thận và thực hiện gây tê tại chỗ với một cây kim rất nhỏ, nhằm làm cho bớt đau khi đâm kim tê ngoài màng cứng.

Khi đã xác định được khoang ngoài màng cứng, bác sĩ gây mê hồi sức sẽ đặt ống thông vào đó. Ống thông này sẽ được cố định dọc theo lưng.

Thuốc tê sẽ được bơm qua ống thông vào khoang ngoài màng cứng, cơn đau sẽ giảm hẳn sau khoảng 10 phút.

Những thai phụ nào không được gây tê ngoài màng cứng?

Gây tê ngoài màng cứng không thực hiện ở các trường hợp sốt cao, có nhiễm trùng tại vị trí tiêm ở lưng (mụn mủ, nhiễm trùng da…) và nhất là những trường hợp bị rối loạn đông máu.

Gây tê ngoài màng cứng không nên thực hiện ở sản phụ có bệnh lý về thần kinh, bệnh lý cột sống, trường hợp đang chảy máu hoặc trong trường hợp cấp cứu.

Sản phụ bị thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, vẹo cột sống không phải là chống chỉ định tuyệt đối.

Những nguy cơ khi gây tê ngoài màng cứng?

Nhức đầu sau gây tê ngoài màng cứng, nhưng rất hiếm:

Nhức đầu sau gây tê ngoài màng cứng thường là do thủng màng cứng, có thể gặp phải ở các trường hợp có khó khăn trong quá trình thực hiện thủ thuật. Nguy cơ này sẽ giảm nếu sản phụ bình tĩnh và giữ yên tư thế trong khi đặt ống thông.

– Nếu nó xảy ra, một số phương pháp điều trị hiệu quả để làm dịu cơn đau hoặc để ngăn ngừa cơn đau đầu một cách nhanh chóng (nằm nghỉ ngơi, uống nước nhiều, truyền dịch, dùng thuốc giảm đau,…)

– Nếu nó vẫn tồn tại, vá thủng màng cứng có thể được thực hiện bằng cách tiêm máu của chính sản phụ vào trong khoang ngoài màng cứng.

Đau lưng:

Đây chính là điều lo lắng nhất của sản phụ cũng như người thân khi họ tìm hiểu về phương pháp “đẻ không đau”. Về phương diện khoa học, không một nghiên cứu nào chỉ ra rằng đau lưng sau sanh là do gây tê ngoài màng cứng. Trên thực tế, 50% sản phụ không dùng phương pháp “đẻ không đau” khi đi sanh, vẫn gặp đau lưng sau sanh. Đau lưng sau sanh có thể do những nguyên nhân sau: sự biến đổi hình dạng cột sống khi mang thai, giãn dây chằng vùng cột sống lưng, tư thế không phù hợp trên bàn sanh do đau,… Tuy nhiên, nếu đau do gây tê ngoài màng cứng tại vị trí tiêm, nó sẽ tự hết trong 48 giờ.

Biến chứng nhiễm trùng là rất hiếm (1/145.000).

Liệt chân, là một tai biến nghiêm trọng thường là do không tôn trọng các chống chỉ định (1/500.000).

Chi phí gây tê ngoài màng cứng 2019

Tùy vào bệnh viện mà các mũi gây tê ngoài màng cứng có giá khác nhau. Nhưng lưu ý là bảo hiểm sẽ không chi trả cho lựa chọn gây tê ngoài màng cứng vì nó thuộc gói dịch vụ.

Chi phí gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong đẻ ở Bệnh viện Từ Dũ là 1,7 triệu đồng, còn giảm đau trong và sau đẻ là 2,2 triệu đồng.

Bệnh viện Thu Cúc: 2 triệu đồng (mũi gây tê, chưa kể chi phí khác).

Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chi phí gây tê ngoài màng cứng từ 2-3,5 triệu đồng.

Gây tê ngoài màng cứng bao nhiêu tiền
Bảng giá dịch vụ đẻ không đâu ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Từ khóa: Chi phí gây tê ngoài màng cứng 2019 bao nhiêu?có nên chọn đẻ không đaucó nên gây tê màng cứng khi sinh thườngcó nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh thườngđau lưng sau gây tê màng cứngđẻ không đau chi phí bao nhiêugây tê màng cứng bao nhiêu tiềngây tê màng cứng có tác dụng phụ gìgây tê màng cứng có tác hại gìgây tê màng cứng đẻ có đau khônggây tê màng cứng trong sinh thườngGây tê ngoài màng cứngGây tê ngoài màng cứng được thực hiện như thế nàogây tê ngoài màng cứng sinh thườngmàng cứng là gìtác dụng phụ của gây tê màng cứng sau sinhtác hại của tiêm gây tê màng cứng
KIM

KIM

KIM là một nhà báo. Tôi viết về các vấn đề kinh tế, xã hội và đôi khi cả du lịch. Sở thích đọc sách và nấu ăn cho gia đình.

Related Posts

6 triệu chứng bệnh gan chuyển thành xơ gan có thể phát hiện sớm và điều trị sớm
Triệu chứng và bệnh

6 triệu chứng bệnh gan chuyển thành xơ gan có thể phát hiện sớm và điều trị sớm

12 Tháng Hai, 2023
3 dấu hiệu bị bệnh phổi nhìn bằng mắt thường
Triệu chứng và bệnh

3 dấu hiệu bị bệnh phổi nhìn bằng mắt thường, dính một trong hai điều không tính là may mắn

29 Tháng Mười Hai, 2022
6 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư phổi, bạn đừng bỏ qua nhé!
Triệu chứng và bệnh

6 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư phổi, bạn đừng bỏ qua nhé!

30 Tháng Mười, 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Lupus ban đỏ hệ thống là gì? Những cô gái trẻ đẹp là nhóm có nguy cơ cao, kiểm soát sớm căn bệnh này là quan trọng nhất

Lupus ban đỏ hệ thống là gì? Những cô gái trẻ đẹp là nhóm có nguy cơ cao, kiểm soát sớm căn bệnh này là quan trọng nhất

29 Tháng Ba, 2023
Loét miệng có thể là cảnh báo sớm của một căn bệnh nguy hiểm! Có "biện pháp" điều trị nào hiệu quả?

Loét miệng có thể là cảnh báo sớm của một căn bệnh nguy hiểm! Có “biện pháp” điều trị nào hiệu quả?

29 Tháng Ba, 2023
Các biểu hiện chính của viêm mũi dị ứng là gì?

Các biểu hiện chính của viêm mũi dị ứng là gì?

29 Tháng Ba, 2023
Tại sao bệnh nhân tăng huyết áp không thể ngừng thuốc một cách ngẫu nhiên?

Tại sao bệnh nhân tăng huyết áp không thể ngừng thuốc một cách ngẫu nhiên? Gặp phải 3 loại bệnh nhân đặc biệt này, có thể dừng lại

29 Tháng Ba, 2023
Trẻ em trong độ tuổi đi học chậm nói?

Trẻ em trong độ tuổi đi học chậm nói? Có lẽ có một mối nguy hiểm tiềm ẩn lớn! 

29 Tháng Ba, 2023

Đọc nhiều trong 24h qua

  • Cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    7 cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách tính tổng một dãy số liên tiếp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cấu tạo của la bàn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 1kg tờ 500k bao nhiêu tiền?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ba ngôi sao thẳng hàng có ý nghĩa gì

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Toán lớp 2 em hãy tính hiệu của số nhỏ nhất có hai chữ số và số lớn nhất có một chữ số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách xác định chủ ngữ vị ngữ lớp 4, 5

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách xác định thành phần câu lớp 4

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Công thức tính tỉ lệ bản đồ lớp 4

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Places To Go

© 2019 K&L Media Co.