Reference.vn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Hôm nay mới biết » Là gì » Chiến tranh Vùng Vịnh 1991 là gì?

Chiến tranh Vùng Vịnh 1991 là gì?

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Chiến tranh Vùng Vịnh 1991 là gì?

Chiến tranh Vùng Vịnh 1991 là gì?

Chiến tranh Vùng Vịnh 1991 là cuộc chiến xảy ra từ ngày 17/1/1990 đến 28/2/1991 giữa một bên là Iraq và bên kia là lực lượng liên quân gần 30 quốc gia, do Mỹ đứng đầu.

Đây là cuộc xung đột lớn đầu tiên sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Mỹ coi Trung Đông là trọng điểm thực hiện chiến lược toàn cầu chi phối các nước khác. Vì thế, cuộc xâm lược của Iraq vào Kuwait năm 1990 là cơ hội “ngàn năm có một” để Washington thực hiện ý đồ của mình.

Quan hệ Iraq – Kuwait đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, nhưng với tư cách là hai quốc gia độc lập mới thực sự chỉ bắt đầu sau khi Iraq tiến hành cuộc cách mạng chống đế quốc, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1958 và khi Kuwait tuyên bố độc lập năm 1961. Tuy nhiên, những hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề lãnh thổ không rõ ràng do các thế lực phong kiến, đế quốc gây ra đã dẫn đến những mâu thuẫn, bất đồng kéo dài giữa hai nước. Điều đó giải thích nguyên nhân sâu xa việc Iraq đem quân xâm lược Kuwait – một quốc gia cùng trong cộng đồng các nước Arập – để rồi chấp nhận một cuộc đối đầu không cân sức với Mỹ và liên quân.

Vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, sau khi phát hiện ra nguồn dầu lửa to lớn, Trung Đông trở thành “miếng mồi” của các cường quốc phương Tây. Ở chiều ngược lại, để tồn tại, các nước Trung Đông – Vùng Vịnh cũng tìm cách dựa vào các thế lực phương Tây. Đây chính là điều kiện lý tưởng để các nước phương Tây xâm nhập và tranh giành ảnh hưởng tại khu vực rộng lớn nhiều tài nguyên này.

Năm 1958, nước Cộng hòa Iraq ra đời. 3 năm sau, Kuwait cũng tuyên bố độc lập và tham gia Liên đoàn Arập và Liên hợp quốc, nhưng phía Iraq đã không công nhận đường biên giới thiếu rõ ràng với Kuwait. Quan hệ hai nước còn bất đồng về chủ quyền đối với hai hòn đảo Warbah và Bubiyan phía tây vịnh Persian. Năm 1973, Iraq chiếm một đồn biên phòng của Kuwait, nhưng sau đó buộc phải rút quân do sự phản đối mạnh mẽ của các nước Arập. Năm 1975, hai bên ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết những bất đồng trên hai vấn đề lớn là biên giới và chủ quyền hải đảo, nhưng không đi đến kết quả.

Trong những năm 80, quan hệ hai nước có chiều hướng bớt căng thẳng vì Iraq mải lo chiến tranh với Iran. Trong cuộc chiến đẫm máu này, với tư cách là “anh em Arập”, Kuwait đứng về phía Iraq, tài trợ cho Iraq 17 tỷ USD để tiến hành chiến tranh chống lại một nước phi Arập. Trớ trêu thay khi chiến tranh Iraq – Iran kết thúc thì cũng là lúc bất đồng giữa Iraq và Kuwait nổi lên.

Trong cuộc họp thượng đỉnh của Liên đoàn Arập tại Bagdad (5/1990), Tổng thống Iraq Sadam Hussein tố cáo các nước Arập, đặc biệt là Kuwait sản xuất dầu quá mức hạn định, khiến giá dầu thô hạ, gây thiệt hại cho Iraq. Hussein đòi các nước Arập phải xóa nợ viện trợ cho nước này.

Sau đó, phía Iraq còn tố cáo Kuwait khai thác dầu mỏ ở Rumaila, vùng đất vẫn đang tranh chấp giữa hai nước. Để giải quyết những bất đồng giữa hai bên, một số nước Arập như Ai Cập, Saudi Arabia… đã tiến hành các hoạt động hòa giải. Nhưng chính trong giai đoạn này, Iraq bắt đầu triển khai lực lượng quân sự ở vùng biên giới. Đến ngày 30/7/1990, Iraq đã tập trung khoảng 10 vạn quân, 300 xe tăng, 300 khẩu pháo hạng nặng, tiến hành lập các tuyến tiếp tế phục vụ cho việc triển khai lực lượng, phương tiện chiến tranh. Mục đích của việc này là gây áp lực với Kuwait trên bàn đàm phán, nhưng cũng là hành động sẵn sàng đánh chiếm Kuwait khi thương lượng thất bại. Và thực tế cuộc đàm phán giữa hai nước ngày 30/7/1900 tại Jeddah (Saudi Arabia) hoàn toàn bế tắc do lập trường khác biệt giữa hai bên.

Ngày 2/8/1990, sau 1 ngày cuộc thương lượng không thành, quân đội Iraq tiến hành đánh chiếm Kuwait. Đúng 1 giờ sáng, 3 sư đoàn của bộ chỉ huy các lực lượng Vệ binh cộng hòa (RGFC) đã vượt biên giới tấn công vào Kuwait, một sư đoàn bộ binh cơ giới và một sư đoàn thiết giáp thực hiện cuộc tấn công theo hướng nam dọc theo trục Sapwan-Abdally, tiến tới đèo Al-Jalra. Một sư đoàn thiết giáp khác tấn công yểm trợ từ phía tây. Cùng lúc, vào 1 giờ 30 phút, một lực lượng tác chiến đặc biệt thực hiện cuộc tấn công đầu tiên vào thủ đô Kuwait City – một cuộc tấn công bằng trực thăng vào các cơ sở chủ chốt của chính phủ Kuwait.

Trong khi đó, các đội biệt kích đổ bộ bằng đường biển tấn công vào cung điện của quốc vương và các cơ sở quan trọng khác của Kuwait. Quốc vương nước này đã kịp trốn sang Saudi Arabia, nhưng người em trai của ông bị sát hại trong khi quân Iraq tấn công vào cung điện Dasman. Đến tối 2/8, xe tăng của Iraq đã tiến về phía nam dọc theo bờ biển để đánh chiếm những hải cảng.

Các lực lượng vũ trang của Kuwait đã không thể chống chọi lại một lực lượng tập trung và bị đánh quỵ một cách vô vọng. Một vài đơn vị phải rút sang biên giới với Saudi Arabia do tuyến phòng thủ bị vỡ, máy bay Kuwait thì chỉ thực hiện được những vụ không kích có giới hạn vì hai sân bay quân sự chính của nước này đã bị quân Iraq chiếm.

Đến giữa trưa 3/8, quân Iraq đã chiếm được các vị trí gần biên giới với Saudi Arabia. Ngày 4/8, xe tăng của Iraq thiết lập các vị trí phòng thủ. Hàng trăm xe hậu cần di chuyển người, đạn dược và đồ tiếp tế xuống phía nam, các sư đoàn bộ binh được triển khai ở vùng biên giới vào cuối tháng 7 đã di chuyển chiếm đóng Kuwait City và đảm bảo được tuyến liên lạc ban đầu đi và đến vùng phía nam của Iraq.

Ngày 6/8, quân Iraq tiếp tục củng cố và bổ sung lực lượng. Vào thời điểm này, ít nhất 11 sư đoàn Iraq đã ở hoặc đang tiến vào Kuwait với quân số lên tới 200.000 người, được trên 2.000 xe tăng yểm trợ. Hai ngày sau, Saddam Hussein thông báo sáp nhập đất nước nhỏ bé Kuwait thành “tỉnh thứ 19” của Iraq.

Thế nhưng chiến tranh đã sớm kết thúc với phần thắng thuộc về phía Mỹ và liên quân.

Tại sao Iraq bị thua? Irad đã có những tính toán sai lầm về chiến lược.

Về tính chất: Hành động xâm lược Kuwait của Iraq với bất cứ lý do nào vẫn là sự vi phạm luật pháp quốc tế, là hành động sai trái bị cả cộng đồng quốc tế lên án. Vì vậy, đây là một sai lầm về chính trị, hành động đó không thể biện minh vì bất cứ lý do gì. Do đó khi tham gia cuộc chiến chống lại liên quân, Iraq đã ở vào thế gần như bị cô lập. Còn với Mỹ, cuộc chiến Vùng Vịnh được khoác cái áo “chính nghĩa”, với mục đích “giải phóng Kuwait khỏi sự chiếm đóng của Iraq”. Thực tế, Mỹ có danh nghĩa pháp lý là chấp hành NQ của HĐBA LHQ nên đã lôi kéo, tập hợp được liên minh khá đông gồm 30 nước trực tiếp ủng hộ.

Về chiến lược: Nhìn toàn bộ quá trình cuộc chiến ở Vùng Vịnh, có thể thấy Iraq đã mắc rất nhiều sai lầm trong tính toán, thể hiện trên nhiều khía cạnh.

Thứ nhất, Iraq đánh giá sai bối cảnh quốc tế và Trung Đông, làm cho nước này ở vào tình thế hoàn toàn bất lợi. Saddam Hussein tính toán rằng cứ giương ngọn cờ chống Mỹ và Israel là có thể tập hợp được lực lượng ủng hộ, che lấp hành động chiếm đóng Kuwait. Nhưng bối cảnh quốc tế đã thay đổi. Lực lượng chống Mỹ trước đây do các nước xã hội chủ nghĩa làm nòng cốt, lúc này nhiều nước đã sụp đổ.

Sau khi Iraq chiếm đóng Kuwait, sự phân bố lực lượng ở Trung Đông cũng thay đổi. Chỉ có Palestine, Jordan, Yemen là ủng hộ Iraq. Còn các nước Ai Cập, Syria, Saudi Arabia, Bahrain, Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất, Oman, Qata đều ủng hộ Mỹ. Các nước khác như Libya, Algeria, Tunisia, Morocco… phản đối Mỹ đem quân chống Iraq nhưng cũng phản đối Iraq chiếm đóng Kuwait.

Thứ hai, Iraq mắc mưu Mỹ. Trong khi Mỹ đang muốn có “cái cớ” để can thiệp vào vùng này, hòng lật đổ ông Saddam Hussein – một “cái gai” trong mắt Mỹ – thì ông Hussein lại nhận định Mỹ khó mà phát động chiến tranh Vùng Vịnh. Theo ông Hussein, Mỹ đã có bài học Việt Nam và nếu tiến hành chiến tranh, Mỹ sẽ bị sa lầy, bị thế giới Hồi giáo làm cho điêu đứng. Nếu kéo cả Israel tham chiến, thì cả khu vực Trung Đông trở thành lò lửa chiến tranh có tầm vóc thế giới.

Nhưng quyền chủ động về chiến lược lại thuộc về Mỹ. Tổng thống Bush đã đồng thời triển khai cả 3 mặt hoạt động:

  1. Hoạt động ngoại giao để tập hợp lực lượng, tranh thủ sự đồng tình của Liên Xô, Trung Quốc và một số nước Arập, cô lập Iraq và thực hiện nghi binh đánh lừa Hussein.
  2. Thực hiện bao vây cấm vận về kinh tế.
  3. Ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Trong thời gian ngắn, Mỹ cùng liên quân đã hoàn thành việc tập kết hơn 70.000 quân và đảm bảo hậu cần, kỹ thuật, chuẩn bị bàn đạp tấn công.

Thứ ba, phía Iraq đã phạm nhiều sai lầm trong điều hành chiến tranh. Cuộc chiến tranh giữa Iraq và Mỹ là cuộc chiến tranh của nước nhỏ chống lại nước lớn. Vì vậy, việc giữ gìn lực lượng, nhất là trong thời kỳ đầu của chiến tranh, là rất cần thiết và có tầm quan trọng chiến lược. Song, chính trong thời kỳ này, Iraq không có những đòn giáng trả cần thiết nên không làm đảo lộn được kế hoạch tấn công của liên quân, làm bộc lộ chỗ yếu của đối phương, đồng thời không nâng cao được sỹ khí của quân đội và nhân dân. Là một nước có tiềm lực quân sự mạnh ở Trung Đông, nhưng Iraq đã tổ chức phòng ngự một cách tiêu cực, quá tin vào các hầm ngầm, các bãi mìn, biện pháp đổ dầu và phá các giếng dầu… Có thể nói, suốt trong quá trình chiến tranh do chiến lược phòng thủ thụ động như vậy, Iraq luôn ở vào thế bị động.

Mặt khác, phía Iraq phán đoán sai hướng tấn công chủ yếu của Mỹ và liên quân, cho rằng mũi tấn công chính sẽ đi vào từ biển. Nhưng sự thực hướng tấn công lại chủ yếu là trên bộ từ phía tây. Ba sư đoàn Mỹ đã di chuyển từ vị trí tập kết ở Saudi Arabia cách 400 km vào sát biên giới mà Iraq không biết, nên bị bất ngờ.

Bên cạnh đó, Bộ tổng Tư lệnh Iraq còn đánh giá quá cao sức chiến đấu của quân đội mình, nhất là các sư đoàn Vệ binh cộng hòa. Tuy quân đội Iraq đã qua gần 10 năm chiến đấu với Iran, song chưa trải qua những thử thách ác liệt, chưa phải chống lại đối phương có ưu thế hơn hẳn về không quân, hải quân, tên lửa. Lúc mới tiến công chiếm đóng Kuwait, quân Iraq tỏ ra có tinh thần chiến đấu và có lực lượng áp đảo nên thắng nhanh. Khi tiến hành chiến tranh với Mỹ và liên quân, quân đội Iraq bị đòn mạnh của không quân Mỹ, nên tinh thần sa sút nhanh chóng, hoảng loạn.

Tổng thống Iraq cho rằng có thể vận dụng bài học Việt Nam trong cuộc chiến tranh này. Nhưng thực tế hoàn toàn khác. Việt Nam chiến đấu cho chính nghĩa, có truyền thống chiến đấu và nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn”, có Đảng cộng sản lãnh đạo từ trung ương đến cơ sở, nên đã tổ chức được cuộc chiến tranh rộng khắp. Iraq chiếm đóng Kuwait là sai trái thì làm sao có thể phát động được cuộc chiến tranh nhân dân.

>> Nguyên nhân chiến tranh Vùng Vịnh 1991

Từ khóa: Chiến tranh Vùng Vịnh 1991 là gì?chiến tranh vùng vịnh ai thắngchiến tranh vùng vịnh khi nàonguyên nhân chiến tranh vùng vịnh
Gia Hòa

Gia Hòa

Tôi là cây viết tự do, viết về các lĩnh vực giáo dục, sức khỏe và công nghệ, khoa học.

Related Posts

Xa hoa phù phiếm là gì?
Là gì

Xa hoa phù phiếm là gì?

2 Tháng Hai, 2023
Hiệu ứng Rashomon là gì?
Là gì

Hiệu ứng Rashomon là gì?

17 Tháng Mười Một, 2022
Dòng chảy phương Bắc 2 là gì
Là gì

Dòng chảy phương Bắc 2 là gì

14 Tháng Tám, 2022

Bài viết mới

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất

23 Tháng Ba, 2023
Cách làm canh đậu phụ siêu ngon

Cách làm canh đậu phụ siêu ngon, giàu dinh dưỡng, thơm ngon mịn màng, ngay cả trẻ kén ăn cũng thích ăn

23 Tháng Ba, 2023
Toàn bộ trình tự bộ gen tiết lộ bí ẩn về cái chết của Beethoven

Toàn bộ trình tự bộ gen tiết lộ bí ẩn về cái chết của Beethoven

23 Tháng Ba, 2023
Men, bột nở và muối nở khác gì nhau? Chúng có thể được sử dụng cùng nhau không? 

Men, bột nở và muối nở khác gì nhau? Chúng có thể được sử dụng cùng nhau không? 

22 Tháng Ba, 2023
Vì sao đàn ông ngoại tình thường được “tha thứ”, còn phụ nữ ngoại tình lại không được dung thứ?

Vì sao đàn ông ngoại tình thường được “tha thứ”, còn phụ nữ ngoại tình lại không được dung thứ?

22 Tháng Ba, 2023

Đọc nhiều trong 24h qua

  • Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách tính tổng một dãy số liên tiếp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ba ngôi sao thẳng hàng có ý nghĩa gì

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 7 cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cấu tạo của la bàn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Toán lớp 2 em hãy tính hiệu của số nhỏ nhất có hai chữ số và số lớn nhất có một chữ số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hiện tượng mặt trời đỏ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tứ thư ngũ kinh là gì?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Đề Toán thi vào lớp 6 chuyên Ams 2022 và đáp án

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 1kg tờ 500k bao nhiêu tiền?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Places To Go

© 2019 K&L Media Co.