Đại bàng bay lượn hay bay vỗ cánh? Câu trả lời là đại bàng bay lượn, có nghĩa cánh đập chậm rãi, không liên tục cánh dang rộng mà không đập.
Khả năng bay của đại bàng chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi luồng gió.
So sánh kiểu bay vỗ cánh và bay lượn
Trên trái đất hiện nay có tới cả ngàn loài chim khác nhau, chúng sinh sống ở rất nhiều vùng miền, với các kiểu khí hậu từ nóng tới lạnh. Nhìn thoáng ra, mỗi loài chim lại có những kiểu bay nhất định, thể hiện tính đặc trưng của loài. Nhưng nếu xem xét kỹ, ở hầu hết các loài chim hiện nay chỉ tồn tại một số kiểu bay nhất định dưới đây:
Bay vỗ cánh
Đây là kiểu bay thường gặp nhất, những con chim sẽ thực hiện động tác đập cánh, vỗ cánh liên tục để bản thân có thể di chuyển, bay từ vị trí này tới vị trí khác. Khi cất cánh, chân chim sẽ khuỵu xuống, cánh chim danh rộng để lấy đà. Tiếp theo chúng sẽ đập mạnh cánh xuống, cổ vươn ra xa, chân duỗi thẳng để làm điểm tựa bật lên. Khi hạ cánh, cánh chim dang rộng mục đích cản không khí, chân duỗi thẳng để tiếp đất an toàn hơn.
Các loài chim có kiểu bay này gồm có: Chim bồ câu, chim sẻ, chim sáo,…
Bay lượn
Hình thức bay lượn chính là các loài chim sẽ bay theo kiểu chậm rãi, không có tính liên tục. Cánh của những loài bay lượn thường đập trong khoảng thời gian nhất định, sau đó duỗi thẳng ra, dang rộng để bay lượn trên bầu trời theo sức gió, luồng gió. Các loài chim có kiểu bay này gồm có: Chim hải âu, chim ưng, diều hâu,…
