Reference.vn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Khoa học » Sinh học » DNA có trong máu không?

DNA có trong máu không?

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Truyền nhầm nhóm máu là gì?

Truyền nhầm nhóm máu là gì?

DNA có trong máu không? Truyền máu có làm thay đổi DNA không?

Có thể bạn sẽ thấy hơi “gờn gợn” khi hình dung máu của ai đó đang chảy trong huyết quản mình bởi máu là một trong những chất dịch cơ thể mà qua đó tất cả các loại bệnh có thể được lây truyền và mang theo ADN của người cho.

Nhưng trong những tình huống sống còn như chấn thương hoặc phẫu thuật gây mất máu; các rối loạn máu như bệnh ưa chảy máu khiến máu không đông đúng cách; nhiễm trùng ức chế khả năng tạo máu; và các bệnh khác, như thiếu máu, ung thư và các rối loạn tự miễn…., máu của người khác có thể là sự lựa chọn duy nhất.

Mặc dù gần đây các nhà khoa học Singapore đã tìm ra cách để biến các tế bào da thành tế bào máu trên chuột, song phương pháp đó vẫn chưa được thử nghiệm trên người. Trừ một số người có thể lấy máu trước khi phẫu thuật theo lịch để sau đó truyền lại vào cơ thể, còn thì máu sẽ đến từ người hiến máu tình nguyện. Tin tốt là bạn vẫn sẽ là chính bạn sau khi nhận máu hiến tặng – cho dù bạn có một chút của người khác trộn lẫn vào.

Khi máu của người cho hòa vào cơ thể bạn, ADN của người đó sẽ có mặt trong cơ thể bạn trong vài ngày, nhưng sự hiện diện này không làm thay đổi đáng kể các xét nghiệm di truyền. Bởi đa số máu là hồng cầu, không mang ADN – các tế bào bạch cầu mới là tế bào mang ADN.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiết bị có độ nhạy cao có thể phát hiện ADN của người cho trong đến một tuần sau khi truyền máu, nhưng với truyền máu số lượng đặc biệt lớn, tế bào bạch cầu của người cho máu có thể hiện diện tới một năm rưỡi sau đó. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, ADN của người nhận rõ ràng vẫn chiếm ưu thế so với ADN của người cho.

Những nguy cơ thực tế từ truyền máu đến từ phản ứng của cơ thể với máu lạ, bao gồm phản ứng dị ứng, sốt, quá tải sắt trong cơ thể, hoặc một tình trạng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp trong đó bạch cầu của người cho tấn công tủy xương của người nhận – một dạng bệnh ghép chống chủ. Điều này dễ xảy ra hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng, chẳng hạn nhưg người đang điều trị bệnh bạch cầu hoặc u lymphom.

Khó có khả năng máu hiến tặng mang bệnh nhiễm trùng, vì các ngân hàng máu luôn sàng lọc những bệnh này, nhưng trong những trường hợp cực kỳ hiếm hoi máu có thể truyền HIV hoặc viêm gan.

Từ khóa: DNA có trong máu khôngrủi ro khi truyền máuthay máu cho cơ thểthay máu có tốt khôngthiếu máu có nên truyền máu khôngtruyền máu có thay đổi tính cáchtruyền máu nhiều có đổi tính cách
KIM

KIM

KIM là một nhà báo. Tôi viết về các vấn đề kinh tế, xã hội và đôi khi cả du lịch. Sở thích đọc sách và nấu ăn cho gia đình.

Related Posts

Bộ gen người có bao nhiêu gen
Sinh học

Bộ gen người có bao nhiêu gen

5 Tháng Tư, 2022
Đại bàng bay lượn hay bay vỗ cánh
Sinh học

Đại bàng bay lượn hay bay vỗ cánh

29 Tháng Ba, 2022
Mắt người bình thường nhìn được bao xa
Sinh học

Mắt người bình thường nhìn được bao xa

26 Tháng Ba, 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Đề Toán thi vào lớp 6 chuyên Ams 2022

Đề Toán thi vào lớp 6 chuyên Ams 2022 và đáp án

29 Tháng Sáu, 2022
Đề Anh vào lớp 6 chuyên Ams 2022

Đề Anh vào lớp 6 chuyên Ams 2022

29 Tháng Sáu, 2022
Cách phân biệt quá khứ đơn và quá khứ hoàn thành

Cách phân biệt quá khứ đơn và quá khứ hoàn thành

27 Tháng Sáu, 2022
Forget Ving hay to V?

Forget Ving hay to V?

27 Tháng Sáu, 2022
Xét tuyển thẳng đại học Kinh tế quốc dân 2022

Xét tuyển thẳng đại học Kinh tế quốc dân 2022

26 Tháng Sáu, 2022

Đọc nhiều trong 24h qua

  • Xét tuyển học bạ Đại học Sư phạm TPHCM 2022

    Xét tuyển học bạ Đại học Sư phạm TPHCM 2022

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách tính tổng một dãy số liên tiếp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 7 cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Toán lớp 2 em hãy tính hiệu của số nhỏ nhất có hai chữ số và số lớn nhất có một chữ số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sét đánh vào nhà có điềm gì?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • SGK lớp 10 mới gồm những quyển nào

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Blackpink chiều cao cân nặng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Đề Toán thi vào lớp 6 chuyên Ams 2022 và đáp án

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Giá vé tháng xe bus Hà Nội 2022

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách nhận biết vợ đã quan hệ với người khác

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Places To Go

© 2019 K&L Media Co.