Đối thoại Shangri la là gì? Tại sao nó quan trọng? Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á IISS lần đầu được tổ chức vào năm 2002 bởi tổ chức chiến lược Anh, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) và chính phủ Singapore. Cuộc đối thoại thường niên này quy tụ các bộ trưởng quốc phòng và chỉ huy quân sự từ 28 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương để thảo luận về an ninh trong khu vực.
Sau đó, Hội nghị được đặt tên theo địa điểm của cuộc họp, khách sạn Shangri-La ở Singapore.
Tại sao Đối thoại Shangri-La lại quan trọng?
Cuộc đối thoại tập hợp các đại diện quân sự cấp cao từ một số quốc gia hùng mạnh nhất thế giới để thảo luận về các vấn đề quốc phòng và an ninh quan trọng.
Cuộc họp là cơ hội để các bộ trưởng quốc phòng, chỉ huy quân sự và các quan chức quốc phòng cấp cao tổ chức các cuộc họp song phương bên lề.
Hội nghị cũng có sự tham gia của các nhà lập pháp, chuyên gia học thuật, nhà báo và đại biểu doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới, trở thành phương tiện để phát triển chính sách công và thảo luận về quốc phòng và an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương.
Ai tham dự Đối thoại Shangri la?
Các quốc gia và khối sau đây cử đại diện quân sự:
Úc, Bahrain, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Canada, Chile, Trung Quốc, Colombia, Liên minh châu Âu, Phần Lan, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Mexico, Mông Cổ, Myanmar, New Zealand, Na Uy, Pakistan , Papua New Guinea, Philippines, Hàn Quốc, Nga, Ả Rập Saudi, Singapore, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thái Lan, Timor-Leste, Tonga, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Anh, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Nghị trình gồm những gì?
Các chủ đề chính bao gồm khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, tranh chấp ở Biển Đông, di cư, an ninh mạng, chống khủng bố và cạnh tranh quân sự.