Gần 320 người đang xếp hàng chờ lên đỉnh núi Everest lạnh giá khiến Everest tắc đường và đây có thể góp phần dẫn tới cái chết của 7 nhà leo núi trong vòng một tuần.
Nepal đã cấp 381 giấy phép leo núi với giá 11.000 USD/người trong mùa leo núi đầu năm nay. Cùng với yếu tố thời tiết xấu làm ngắn số ngày có thể leo núi, số lượng nhà thám hiểm đông đến vậy đã gây ra tình trạng tắc nghẽn trên đỉnh núi cao nhất thế giới.
Nhà leo núi người Ấn Độ Anjali Kulkarni, 55 tuổi, đã tử vong trên đường từ đỉnh Everest xuống hôm 22/5. Bà bị mắc kẹt ở trại 6 với độ cao 8.000 mét vì “tắc đường”. Đây là trại cuối cùng trước khi lên đến đỉnh núi.
Một nạn nhân khác chính là ông Donald Lynn Cash, 55 tuổi, người Mỹ. Ông Cash cũng tử vong ngày 22/5 sau khi bị ngất xỉu trong lúc từ trên đỉnh xuống.
Bức ảnh do một nhà chinh phục khác là ông Nirmal Purjia đăng trên Instagram cùng ngày đã khiến cư dân mạng phải bất ngờ trước cảnh tượng đoàn người xếp hàng dài trên ngọn núi này. Ông Purjia cho biết phải có gần 320 người đang xếp hàng để chờ leo núi tại một khu vực nổi tiếng với tên gọi “vùng tử thần”.
- Có bao nhiêu xác chết trên đỉnh Everest?
- Leo đỉnh Everest chi phí bao nhiêu?
- Leo đỉnh Everest mất bao lâu?
Đỉnh Everest cao 8.848 mét so với mực nước biển. Tại độ cao này, không khí quá loãng nên mỗi hơi thở chỉ lấy được lượng khí oxy bằng 1/3 bình thường. Cơ thể con người cũng nhanh chóng rơi vào trạng thái “chết từ từ” khi đi vào “vùng tử thần”. Điều này đồng nghĩa với việc đa số nhà thám hiểm chỉ có thể đứng trên đỉnh vài phút, nếu như không có thiết bị hỗ trợ thở, trước khi cơ thể không chịu đựng được nữa.
Tắc nghẽn giao thông đồng nghĩa với việc mọi người phải trải qua nhiều thời gian hơn ở độ cao bất lợi cho cơ thể con người. Nếu họ muốn xuống núi do cảm thấy không khỏe, thời gian chờ áp dụng những biện pháp giúp cứu sống sinh mạng sẽ lâu hơn.
Khi chờ đợi trong hàng, người leo núi không ăn uống hay ngủ nghỉ. Họ cũng dần sử dụng hết nguồn oxy quý giá nếu mang theo bình dưỡng khí và phải tiếp xúc với điều kiện lạnh giá.
Từ năm 1922, trên 200 nhà leo núi đã bỏ mạng tại Everest. Phần lớn các thi thể đều bị chôn vùi dưới băng tuyết, chưa được đem xuống núi. Thật đáng tiếc, rác thải của các nhà leo núi bỏ lại và xác người chính là những thứ đang gây ô nhiễm cho “nóc nhà” của thế giới.