Giá chặn là gì? Giá chặn là giá tối đa để tính giá trị tài sản đảm bảo của tài khoản. Giá chặn do ctck quy định dựa trên đánh giá rủi ro của thị trường.
Thông thường các CTCK sẽ có công thức tính TSĐB như sau:
Giá trị TSĐB= Tổng số lượng chứng khoán giao dịch ký quỹ * Tỷ lệ tính tài sản đảm bảo* Giá cho vay
Trong đó:
Giá cho vay = Min ( Giá tham chiếu, giá chặn)
Giá chặn là giá TỐI ĐA để tính giá trị tài sản đảm bảo của tài khoản (do Ctck đưa ra trong từng thời điểm)
Tỷ lệ tính tài sản đảm bảo chính là tỷ lệ cho vay Margin (theo quy định của UBCKNN và từng công ty CK).
Như vậy nếu 1 cổ phiếu nào đó đang trong quá trình tăng nóng cho tới khi mà Giá tham chiếu > Giá chặn, thì giá chặn nếu ko đc update kịp thời sẽ làm cho Giá trị tài sản đảm bảo không đổi (Tính theo giá chặn). Vậy nên sức mua của tài khoản sẽ không được nở ra mặc dù cổ phiếu tiếp tục tăng.
Điều này vô hình chung làm cho NĐT không thể gia tăng cổ phiếu lên được nữa cho tới khi Ctck tăng mốc giá chặn lên… Việc này khá là khó khăn khi thay đổi được giá chặn tại Ctck rất mất thời gian. Trường hợp này hay xảy ra tại các Ctck lớn, có lượng NĐT cá nhân nhiều, và thường xuyên bị căng nguồn.
Để tránh trường hợp này thì NĐT chỉ còn cách là tham khảo thêm các Ctck trung bình, bé, có nguồn margin dồi dào, càng ít giá chặn càng tốt.
Khi tỷ lệ an toàn của tài khoản (Rtt) chạm ngưỡng quy định của các công ty chứng khoán (nhiều đơn vị áp dụng ngưỡng 80 – 87%), nhà đầu tư sẽ bị ctck gọi ký quỹ để nâng tỷ lệ Rtt của tài khoản.
Mức giá được sử dụng để tính tỷ lệ Rtt là giá đóng cửa của cổ phiếu. Tỷ lệ này được hệ thống của các công ty chứng khoán tự động tính. Ước tính với tài khoản đang sử dụng tỷ lệ vay margin 1:1 (hay 50:50), khi giá trị danh mục giảm khoảng 10 – 15%, hoạt động call margin sẽ diễn ra.
Tùy theo chính sách quản trị rủi ro của từng công ty chứng khoán, thời gian để nhà đầu tư có thể chuẩn bị nộp tiền gọi ký quỹ sẽ là T+1 hoặc T+2, tức nhà đầu tư sẽ có 1 hoặc 2 ngày để chuẩn bị tiền.
Có ba lý do để áp dụng chính sách 1 – 2 ngày cho call margin. Thứ nhất, nhà đầu tư có thời gian để có thể “xoay tiền” nộp vào tài khoản. Thứ hai là bán cổ phiếu cơ cấu danh mục để bù đắp số tiền gọi ký quỹ. Thứ ba là kỳ vọng thị trường hồi phục kéo tỷ lệ Rtt cao hơn.
Sau giai đoạn call margin, hoạt động bán giải chấp tài khoản(ép bán, force sell) diễn ra khi vi phạm tỷ lệ và nhà đầu tư không nộp kỹ quỹ. Với các công ty chứng khoán áp dụng chính sách T+1 gọi kỹ quỹ, hoạt động bán giải chấp bắt đầu vào 1h chiều hôm sau bằng lệnh MP, nhưng một số công ty chứng khoán có thể bán trong khung giờ 10h – 11h sáng. Với các công ty áp dụng T+2, lệnh bán giải chấp sẽ là 9h sáng bằng lệnh ATO.