Giá chặn trần là mức giá do ctck quy định và được dùng làm cơ sở xác định mức giá cao nhất để tính giá trị tài sản ròng và các chỉ số khác.
Ví dụ, một công ty chứng khoán đưa ra tỷ lệ ký quỹ duy trì là 40%. Nhà đầu tư có 200 triệu đồng và “margin” – vay thêm công ty chứng khoán 100 triệu để mua cổ phiếu A. Khối cổ phiếu A được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Giả sử giá cổ phiếu A giảm 45%, nếu không dùng margin, nhà đầu tư lỗ 90 triệu đồng. Nhưng vì dùng margin với sức mua tổng cộng 300 triệu đồng, giá trị chứng khoán lúc này chỉ còn 165 triệu đồng, tức “bốc hơi” 135 triệu đồng. Trừ đi phần vay từ công ty chứng khoán, tài sản ròng của nhà đầu tư còn 65 triệu đồng.
Tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán khi đó là 65/165 = 39,3%, thấp hơn tỷ lệ ký quỹ 40% cần phải duy trì nên công ty chứng khoán sẽ “call margin”. Nhà đầu tư có hai lựa chọn: Hoặc bán một phần cổ phiếu hoặc nộp thêm tiền để tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán lớn hơn tỷ lệ cho phép.
Nếu nhà đầu tư không thực hiện yêu cầu này đúng thời hạn, công ty chứng khoán được quyền chủ động bán chứng khoán của nhà đầu tư mà không cần phải hỏi ý kiến. Nói cách khác, đây là một hình thức tịch thu tài sản đã thế chấp.
Và giá bán chứng khoán bao nhiêu lúc này do ctck quyết định, dựa trên nhiều tiêu chí của họ. Phần lớn giá bán theo giá thị trường, tuy nhiên, có những trường hợp giá thị trường cao hơn giá ép bán. Nhà đầu tư lúc này không thể làm gì vì họ đã chấp nhận điều này khi ký vay ký quỹ của ctck.