Giỗ tổ Vua Hùng đời thứ mấy khi đất nước ta có 18 đời vua Hùng? Câu trả lời Giổ tổ Hùng Vương là dịp lễ để tưởng nhớ các đời vua Hùng nói chung.
Hùng Vương, là cách gọi các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, hay Lễ hội Đền Hùng, là ngày hội truyền thống của dân tộc tưởng nhớ công lao dựng nước của các vị vua Hùng.
Vị vua đầu tiên cai quản nước ta là Kinh Dương Vương, tên huý là Lục Tộc, vua nước Xích Quỷ, cai quản vào khoảng năm 2879 TCN. Trong “Thế thứ các triều vua Việt Nam” thì 18 vị vua Hùng được liệt kê trong danh sách bên dưới. Tuy nhiên, ngay sau danh sách, tác giả cũng đưa ra nhận xét thuộc một trong hai quan điểm đang được các nhà sử học tạm chấp nhận: 18 vị vua Hùng không phải là 18 người cụ thể, mà là 18 chi (nhánh/ngành), mỗi chi này có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu: Kinh Dương Vương; Hùng Hiền vương, còn được gọi là Lạc Long Quân. Huý là Sùng Lãm; Hùng Lân vương; Hùng Diệp vương; Hùng Hi vương; Hùng Huy vương; Hùng Chiêu vương; Hùng Vĩ vương; Hùng Định vương; Hùng Hi vương (nhưng chữ “hi” trong tên gọi này và tên gọi ở trên khác nhau về tự dạng và ý nghĩa); Hùng Trinh vương; Hùng Vũ vương; Hùng Việt vương; Hùng Anh vương; Hùng Triêu vương; Hùng Tạo vương; Hùng Nghị vương; Hùng Duệ vương.

Nếu xét theo thời gian trị vì kéo dài hơn 2000 năm mà chỉ có 18 đời vua thì đây là những con số rất khó thuyết phục. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ viết: “Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được” (Việt sử tiêu án). Con số 18 không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 ngành, mỗi ngành gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu, khi hết một nhành mới đặt vương hiệu mới. Bên cạnh đó thời gian trị vì cũng như tuổi thọ của một vị vua có thể hiểu là tuổi của nhiều đời vua và số năm trị vì của nhiều đời vua thuộc một ngành cộng lại vì thế thời gian trị vì hơn 2.622 năm của các vua Hùng không có gì là hoang đường cả.
Sau này, Kinh Dương Vương truyền ngôi lại cho con trai là Lạc Long Quân, còn bản thân ông đi đâu không ai rõ.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Đế Minh sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương), Lộc Tục sinh ra Sùng Lãm (Lạc Long Quân), Lạc Long Quân lấy Âu Cơ và sinh ra Hùng Vương.

Trước đây, người dân không có tục đi lễ vào ngày 10/3 âm lịch, họ thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người và nô nức đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân – thu chứ không định rõ ngày nào.
Thường khi con cháu ở xa về sẽ làm giỗ trước một ngày chứ không mở hội lớn với quy mô toàn quốc. Do đó, thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân.
Vì vậy, đến năm Khải Định thứ nhất (1917), Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc lễ.
Sau khi được bộ Lễ đồng ý, từ năm 1918 đến nay, lễ hội được tổ chức định kỳ vào ngày 10/3 để tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng.
Giỗ tổ Hùng Vương 2022 vào ngày Chủ Nhật 10/4/2022 theo lịch dương.
>> Lịch sử loài người được hình thành khi nào