Hai tiếng bắt vần là hai tiếng có vần giống nhau hoàn toàn, hoặc hai tiếng có vần không giống nhau hoàn toàn.
Khi con lên lớp 4, phụ huynh sẽ gặp phải câu hỏi hóc búa của con về tiếng bắt vần là gì trong tiếng Việt, bài học tuần đầu tiên. Để trả lời câu hỏi của con, phụ huynh cần phải nhớ lại kiến thức về tiếng, cấu tạo của tiếng.
Tiếng (hay âm tiết) là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong ngôn ngữ đọc, ngôn ngữ nói. Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng.
Cấu tạo của tiếng bao gồm: Âm đầu + Vần + Thanh (dấu).
Ví dụ:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Cặp tiếng bắt vần nhau gồm:
Cặp tiếng bắt vần với nhau : loắt – choắt, xinh – xinh, thoăn – thoắt, nghênh –nghênh.
- Loắt choắt (vần giống nhau hoàn toàn)
- Xinh – nghênh (vần giống nhau không hoàn toàn)
Hai tiếng bắt vần là gì? Khi dạy con mình cũng bị rối não bởi cái gọi là “vần giống nhau không hoàn toàn”. Sao không phải là “vần khác nhau”? Hai cái này khác nhau đấy bạn nhé.
Vần giống nhau không hoàn toàn là trong phần vần đó có ít nhất giống nhau phần nguyên âm; hoặc phụ âm cuối (như cặp vần oang – oanh; hay inh – ênh). Còn vần khác nhau thì chẳng cần thiết phải có một âm nào tương tự.
Trong tiếng Việt, tiếng bắt vần theo mình là cách giúp cho ngôn ngữ uyển chuyển, dễ dàng nhớ, thấm hơn.