Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hố đen lớn nhất từng được biết đến trong một thiên hà nhỏ cách Trái đất khoảng 250 triệu năm ánh sáng.
Hố đen siêu lớn này có khối lượng tương đương 17 tỷ Mặt trời và nằm bên trong thiên hà NGC 1277 trong chòm sao Perseus. Nó chiếm khoảng 14% khối lượng của thiên hà chủ của nó, so với 0,1% mà một lỗ đen bình thường đại diện.
“Đây là một thiên hà kỳ quặc”, thành viên nhóm nghiên cứu Karl Gebhardt của Đại học Texas (Mỹ) cho biết trong một tuyên bố. “Nó gần như toàn bộ hố đen. Đây có thể là vật thể đầu tiên trong một lớp hệ thống hố đen thiên hà mới”.
Hố đen khổng lồ này rộng khoảng 11 lần so với quỹ đạo của Sao Hải Vương quanh Mặt trời của chúng ta. Khối lượng vượt quá mức bình thường đến nỗi các nhà khoa học phải mất một năm để kiểm tra kỹ và nộp bài nghiên cứu để xuất bản, theo tác giả chính của nghiên cứu, Remco van den Bosch.
“Lần đầu tiên tôi tính toán, tôi nghĩ rằng mình đã sai điều gì đó. Chúng tôi đã thử lại với cùng một công cụ, sau đó là một công cụ khác”, van den Bosch, nhà thiên văn học tại Viện thiên văn học Max Planck của Đức, nói. “Sau đó tôi nghĩ, ‘có lẽ có điều gì khác đang xảy ra’” [là hố đen kỳ lạ nhất trong vũ trụ]./.