Bức thư kì lạ của thầy hiệu trưởng Singapore

Hỏi đápDanh mục đơn: Giáo dụcBức thư kì lạ của thầy hiệu trưởng Singapore
Hải hỏi 3 năm trước

1) xác định phong cách ngôn ngữ cuae văn bản trên
2) chỉ ra các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong văn bản
3) qua bức thiết trên thầy hiệu trưởng muốn nhắn nhủ điều gì các bậc phụ huynh
4) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến của thầy hiệu trưởng được nêu trong đoạn trích trên

1 Answers
KIM Nhân viên trả lời 3 năm trước

1,Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt,

  • Tự sự
  • Nghị luận
  • Thuyết minh

2, Sử dụng điệp ngữ:
Điệp ngữ “có người sẽ là…”: nhấn mạnh ý nghĩa trong mỗi học sinh đều có điểm mạnh, điểm yếu. Không vì điểm yếu này mà làm mất đi năng lực, sở trường vốn có.
Điệp ngữ “Hãy nói với con rằng”: nhấn mạnh ý nghĩa sự cảm thông của phụ huynh để tạo động lực cho con mình phát triển năng lực, sở trường.
3, Thông điệp đầy nhân văn của thầy hiệu trưởng trong bức thư đã làm thay đổi suy nghĩ của không ít người về chuyện điểm số: “Hãy nhớ rằng một kỳ thi hay một điểm số kém sẽ không thể gạt bỏ những ước mơ và tài năng bên trong của các con”, bên cạnh đó là lời nhắn nhủ tới các phụ huynh, những người làm cha làm mẹ: “Hãy cho chúng hiểu rằng, dù điểm số của con như thế nào, bố mẹ vẫn yêu thương con và không phán xét bất cứ điều gì về con”.
Carol Dweck – Tiến sĩ ĐH Stanford , một nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực thay đổi nhận thức của con người về động lực, đặc biệt là phương pháp để trẻ có tư duy phát triển cho rằng: Khi bạn thay đổi cách đánh giá trẻ từ việc tập trung vào kết quả sang chú trọng quá trình học tập thì điều đó có nghĩa là trẻ sẽ tự tin thử nghiệm những điều mới mẻ mà không sợ bị đánh giá là không thông minh bởi trẻ có nhiều cơ hội để cải thiện kết quả ấy và khẳng định bản thân mình.
Bởi vậy, bớt đặt lên vai con gánh nặng điểm số, thành tích, thay vào đó, hãy trao cho con niềm tin, khuyến khích con làm những điều mình thích là bố mẹ đang tạo động lực tích cực để con với tới thành công sau này. Vậy nhé bố mẹ, hãy quẳng điểm số đi mà vui sống!
Vắn tắt lại:
Mỗi học sinh có năng lực, sở trường khác nhau. Khả năng học tập chỉ là một phương diện, không quyết định nhân phẩm, tính cách con người.
Điểm số chỉ thể hiện một phần năng lực, đừng vì một bài thi chưa làm thỏa mãn kì vọng của cha mẹ mà khiến con phải sợ hãi, đánh mất đi sự tự tin và niềm đam mê sở trường khác.
Đừng bắt ép con thành bản sao của ai đó hoặc chiến thắng trong các cuộc chạy đua thành tích học tập để thỏa mãn niềm tự hào của người lớn.
Phải biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của con mình để định hướng và động viên kịp thời trong quá trình học tập của con.
4, Tự trình bày suy nghĩ của mình( dựa vào văn bản trên)
Chứng minh vấn đề được nêu ra , lấy dẫn chứng cụ thể và khẳng định vấn đề đó