Kinh nghiệm tìm vàng theo các thợ tìm vàng ở Quảng Nam là chỉ cần nhìn vào màu sắc của đá, cỏ cây, dòng chảy sông suối là có thể biết có vàng hục hay không.
Những người đi tìm vàng được gọi là ‘thợ tăm vàng’ – chỉ họ mới “vẽ” chính xác bản đồ kim loại quý trong lòng đất.
Nếu đào tìm trên núi vào gặp tầng đá ong có màu vàng rỗ rỗ thì nhẹ nhõm; còn đụng đá pi rít (vàng găm) tầng sâu thì mệt sức và mất nhiều thời gian. Quặng vàng ăn theo luồng nên cứ thế mà đào bới. Thân quặng thường chạy dọc, uốn lượn song song với khe suối, dòng sông.
Thợ tăm vàng chỉ cần nhìn vào màu sắc của đá, cỏ cây, dòng chảy sông suối là có thể biết có vàng hục hay không.
Trước đây, người thợ đi tìm dấu vết của vàng với đồ nghề chỉ là xà beng, xẻng, bòn đãi, còn bây giờ nâng cấp lên máy nổ, máy nghiền đá. Hệ thống ròng rọc gần như tham gia đưa quặng từ lòng núi ra ngoài.
Thợ tăm vàng khoét đục sườn núi, nửa ngày nếu trúng mánh, nhóm 4 – 5 người thợ có thể kiếm cả cây vàng, nhưng có khi cả tuần cũng không ra một chỉ nào. Phần lớn người “siêu âm” lòng đất giỏi, họ đều trực tiếp đánh vỉa. Đánh sâu vào 5 – 10m mà lớp đất đá không thay đổi, người thợ kết thúc quy trình tăm vàng.
Toàn bộ thông tin như hàm lượng vàng, tọa độ khai thác, hình sông thế núi… đều được thợ tăm vàng ghi chép cẩn thận, sau đó rao bán cho các chủ bãi, hoặc kêu gọi đối tác liên kết làm ăn.