Reference.vn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Khoa học » Trái đất » Mây mất tác dụng làm mát do trái đất nóng lên

Mây mất tác dụng làm mát do trái đất nóng lên

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Mây mất tác dụng làm mát do trái đất nóng lên

Mây mất tác dụng làm mát do trái đất nóng lên

Mây mất tác dụng làm mát do nồng độ carbon dioxide trong khí quyển cao. Các mây tầng tích có thể phản xạ khoảng 30% năng lượng từ Mặt trời.

Các đám mây thấp lơ lửng ngoài khơi California, Peru và Namibia là một hệ thống làm mát hiệu quả nhất hành tinh, bởi vì chúng phản chiếu ánh sáng mặt trời vào không gian. Nhưng các mô phỏng khí hậu mới cho thấy việc tăng nồng độ carbon dioxide trong khí quyển có thể phá vỡ các tầng mây này và làm trầm trọng thêm sự nóng lên trong tương lai.

Được xuất bản ngày 25/2/2019 trên tạp chí Nature Geoscience, công bố của Tapio Schneider, nhà nghiên cứu về động lực học của mây tại Viện Công nghệ California, Pasadena, và cộng sự nêu sự tương tác chưa được biết đến trước đây giữa các đám mây và khí nhà kính: nếu tăng gấp ba, nồng độ carbon dioxide trong khí quyển hiện nay có thể làm các đám mây phân tán một cách đột ngột.

Mây mất tác dụng làm mát

Theo kịch bản phát thải tiếp tục như hiện nay, hiện tượng này có thể xảy ra trong một thế kỷ. Các dự báo cho thấy, cộng thêm với sự nóng lên do khí nhà kính gây ra thì một thế giới có ít mây hơn có thể nóng lên tới 80 C. Khí hậu Trái đất sẽ tương tự như điều kiện 50 triệu năm trước, khi cá sấu sinh sống trong một vùng Bắc cực không có băng và những cây cọ có thể mọc về phía bắc, đến tận Alaska.

Các đám mây kết tụ lại thành các mảng lớn trên các đại dương được gọi là các mây tầng tích và chúng có thể phản xạ khoảng 30% năng lượng từ Mặt trời. Nhưng rất khó để các nhà mô hình hóa khí hậu tái tạo các đám mây tầng tích trong các chương trình máy tính.

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều có xu hướng đơn giản hóa các hiện tượng xảy ra ở quy mô nhỏ, bao gồm mây, mưa, bão và băng tuyết, để tập trung mô phỏng các quá trình ở quy mô lớn càng chính xác càng tốt, chẳng hạn như thay đổi nhiệt độ mặt nước biển. Lí do là không có đủ năng lực tính toán để xử lý các kịch bản thực tế cho tất cả các hiện tượng thời tiết cùng một lúc.

Để có được bức tranh chân thực hơn về cách các đám mây có thể hoạt động theo các kịch bản khí hậu trong tương lai, Schneider và nhóm của ông đã đơn giản hóa các quy trình quy mô lớn và cố gắng mô hình hóa trạng thái của mây một cách chính xác nhất có thể.

Khi các nhà nghiên cứu điều chỉnh mức carbon dioxide hiện tại từ 400 phần triệu (p.p.m) đến hơn 1.200 p.p.m, bầu khí quyển ấm lên và các tầng mây dày đặc bắt đầu vỡ thành những đám mây nhỏ hơn, phồng hơn. Điều này xảy ra bởi vì các đám mây tầng tích cần phải tỏa nhiệt vào bầu khí quyển phía trên để tự duy trì – nếu bầu khí quyển quá ấm, các đám mây sẽ phân tán.

“Đây không phải điều gì vô lý”, Andrew Ackerman, một nhà nghiên cứu về mây tại Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard, NASA, New York cho biết, “Cơ chế cơ bản là hoàn toàn hợp lý”.

Trong nhiều thập kỷ, các đám mây vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự không chắc chắn trong các dự đoán biến đổi khí hậu. Mà điều này tồn tại cả trong các mô hình được Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu sử dụng, theo Matthew Huber, nhà nghiên cứu về cổ khí hậu học tại Đại học Purdue, West Lafayette, Indiana. Điều này có nghĩa là nhiều mô hình có thể đang đánh giá thấp sự thay đổi khí hậu trong tương lai.

Mô hình do Schneider và các đồng nghiệp của ông đề xuất cũng gặp vấn đề tương tự, Huber nói. Mặc dù những phát hiện của nhóm Scheneider chỉ ra một viễn cảnh khí hậu nóng hơn, nhưng vẫn có một sự không chắc chắn nhất định trong những dự đoán đó. Một số tương tác quy mô lớn, bao gồm cả cách các đại dương trao đổi nhiệt và năng lượng với khí quyển, đã bị đơn giản hóa hoặc không được tính đến, ông nói. Vì những nguyên nhân này, khó có thể biết được mức độ carbon dioxide chính xác khiến các đám mây tầng tích trở nên thiếu ổn định.

Nhưng Schneider và các nhà khoa học khác đang cố gắng giải quyết các giới hạn của việc mô phỏng bầu khí quyển của Trái đất trong các chương trình máy tính. Có một cách tiếp cận sử dụng học máy để “dạy” các mô hình khí hậu toàn cầu thể hiện các đám mây chính xác hơn. Cách tiếp cận này huấn luyện mô hình dựa trên các quan sát thực và các mô phỏng chi tiết các quy trình quy mô nhỏ hơn. Phương pháp này có thể dẫn đến những cách dự báo khí hậu trong tương lai nhanh hơn và đáng tin cậy hơn.

Từ khóa: biểu hiện của sự nóng lên toàn cầugiải pháp cho sự nóng lên toàn cầuMây mất tác dụng làm mát do trái đất nóng lênnhiệt độ trái đất tăng lên bao nhiêunhiệt độ trung bình của trái đất năm 1850thực trạng nóng lên toàn cầuthuyết trình về sự nóng lên của trái đấttrái đất nóng lêntrái đất nóng lên sẽ dẫn tới hậu quả làvì sao trái đất nóng
KIM

KIM

KIM là một nhà báo. Tôi viết về các vấn đề kinh tế, xã hội và đôi khi cả du lịch. Sở thích đọc sách và nấu ăn cho gia đình.

Related Posts

6 lần loài người suýt tuyệt chủng
Trái đất

6 lần loài người suýt tuyệt chủng

24 Tháng Mười Một, 2021
Núi lửa Merapi phun trào
Trái đất

Núi lửa Merapi phun trào

22 Tháng Sáu, 2020
Hồ Lonar nằm trên miệng núi lửa đổi màu sau một đêm
Trái đất

Hồ Lonar nằm trên miệng núi lửa đổi màu sau một đêm

13 Tháng Sáu, 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Khám sức khỏe thấy tăng men gan, điều trị thế nào?

Khám sức khỏe thấy tăng men gan, điều trị thế nào?

1 Tháng Tư, 2023
For và Of khác nhau thế nào?

For và Of khác nhau thế nào?

1 Tháng Tư, 2023
To và for khác nhau như thế nào?

To và for khác nhau như thế nào?

1 Tháng Tư, 2023
Vợ thứ 2 của Tư Mã Ý là ai?

Vợ thứ 2 của Tư Mã Ý là ai?

1 Tháng Tư, 2023
Tư Mã Ý thọ bao nhiêu tuổi?

Tư Mã Ý thọ bao nhiêu tuổi?

1 Tháng Tư, 2023

Đọc nhiều trong 24h qua

  • Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách tính tổng một dãy số liên tiếp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 7 cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 1kg tờ 500k bao nhiêu tiền?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Toán lớp 2 em hãy tính hiệu của số nhỏ nhất có hai chữ số và số lớn nhất có một chữ số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Đề Toán thi vào lớp 6 chuyên Ams 2022 và đáp án

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cấu tạo của la bàn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tên cây bắt đầu bằng chữ x

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách xác định chủ ngữ vị ngữ lớp 4, 5

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ba ngôi sao thẳng hàng có ý nghĩa gì

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Places To Go

© 2019 K&L Media Co.