Mưa nhân tạo là việc bơm một lượng nhỏ bạc iotua vào các đám mây có nhiều hơi ẩm, sau đó chúng ngưng tụ xung quanh các hạt mới, trở nên nặng hơn và cuối cùng rơi xuống dưới dạng kết tủa.
Trung Quốc đã làm mưa nhân tạo trước Thế vận hội Bắc Kinh 2008 để giảm khói bụi và tránh mưa trước thềm Thế vận hội. Hơn 1.000 tên lửa iot bạc đã được bắn lên vào bầu trời từ 21 địa điểm khác nhau ở thủ đô trong tổng cộng hơn 7 giờ đồng hồ.
Thủ đô của Trung Quốc – nơi diễn ra các cuộc họp chính trị quan trọng – nổi tiếng là tận hưởng bầu trời trong xanh tuyệt đẹp nhờ vào việc điều chỉnh thời tiết và việc đóng cửa các nhà máy gần đó.
Gieo hạt đám mây đã tồn tại trong nhiều thập kỷ.
Trên lý thuyết quá trình làm mưa nhân tạo gồm 3 giai đoạn. Đầu tiên người ta dùng máy bay (hoặc tên lửa) để phun hoá chất kích thích khối không khí đi lên và tạo thành mây. Hoá chất được sử dụng trong giai đoạn này là CaCl2, CaC2, CaO, hợp chất của muối và urê, anlonium nitrat. Những hợp chất này có khả năng hấp thụ hơi nước từ khối không khí nên kích thích quá trình ngưng tụ. Tiếp theo là giai đoạn tích luỹ. Trong giai đoạn này số lượng hạt nhân ngưng kết và mật độ hạt mát tăng lên trong những đám mây. Trong giai đoạn cuối, máy bay phun vào các khối mây các loại hoá chất chậm đông gồm iốt bạc (AgI) và băng khô (CO2 đóng băng). Chúng gây nên tình trạng mất cân bằng ở mức cao nhất, tạo ra nhiều hạt nước. Khi kích thước hạt nước đủ lớn chúng sẽ rơi xuống đất.
Một nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, được công bố vào đầu năm nay, phát hiện ra rằng “việc gieo hạt trên mây có thể thúc đẩy tuyết rơi trên diện rộng nếu điều kiện khí quyển thuận lợi”. Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên xác định chắc chắn rằng việc gieo hạt tạo mây có hiệu quả, vì trước đây rất khó để phân biệt lượng mưa được tạo ra do kết quả của việc thực hành với tuyết rơi bình thường.
Trong khi các quốc gia khác cũng đầu tư vào công nghệ gieo hạt trên đám mây, bao gồm cả Mỹ, thì sự nhiệt tình của Trung Quốc đối với công nghệ này đã tạo ra một số báo động, đặc biệt là ở nước láng giềng Ấn Độ, nơi nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào gió mùa, vốn đã bị gián đoạn và trở nên khó dự đoán hơn do biến đổi khí hậu.
Ấn Độ và Trung Quốc gần đây đã đối đầu dọc theo biên giới chung – và đang có tranh chấp nóng bỏng – trên dãy Himalaya, với việc hai bên tham gia vào cuộc đụng độ đẫm máu nhất trong nhiều thập kỷ vào đầu năm nay. Trong nhiều năm, một số người ở Ấn Độ đã suy đoán rằng việc điều chỉnh thời tiết có thể mang lại lợi thế cho Trung Quốc trong một cuộc xung đột trong tương lai, do tầm quan trọng của các điều kiện thời tiết đối với bất kỳ hoạt động chuyển quân nào ở vùng núi khắc nghiệt.
Các giải pháp cấp tiến như gieo vào bầu khí quyển các hạt phản xạ về mặt lý thuyết có thể giúp giảm nhiệt độ, nhưng giá thành để làm được một trận mưa nhân tạo là rất cao. Nguyên tắc để làm được mưa nhân tạo chính là việc con người bắn lên bầu trời những quả đạn hoặc những quả pháo có chứa các hạt nhân liên kết để tạo ra đám mây, từ đó sẽ gây mưa giống như tự nhiên.
Tuy nhiên, để tạo ra được đám mây gây mưa đó sẽ mất khá nhiều thời gian và cũng rất tốn kém mà tính hiệu quả cũng không cao. Và điều này là không tưởng, thực tế cho thấy không ai dùng mưa nhân tạo để cứu hạn.
Đó là chưa kể đưa lên bầu trời một loại hóa chất thì đó là điều không tốt chút nào bởi không phải tất cả những hạt nhân phóng lên bầu trời đều có thể tạo ra được mưa mà có thể bay lên không khí, gặp điều kiện thời tiết bất lợi thì hoàn toàn có thể gây ra ô nhiễm. Thậm chí khi mưa xuống một vùng nào đó thì cũng ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe của người dân, môi trường, đất đai, không khí đều có thể bị ô nhiễm.