Múi giờ là một vùng trên Trái Đất mà ở đó mọi người cùng quy ước sử dụng một thời gian nhất định, còn gọi là giờ địa phương.
Về lý thuyết, các đồng hồ tại vùng này luôn chỉ cùng một thời gian. Trên Trái Đất, thời gian biến đổi dần dần từ Đông sang Tây.
Sở dĩ sinh ra múi giờ, là bởi, tại cùng một thời điểm trên Trái Đất, có vùng đang là buổi sáng, có vùng là buổi trưa, buổi tối, thậm chí có nhưng nơi đang hoàng hôn.
Trong lịch sử, người xưa dùng mặt trời để xác định thời gian trong ngày. Nhưng như vậy, những vùng có kinh tuyến khác nhau sẽ có thời gian dựa trên Mặt Trời khác nhau. Nó cũng là vấn đề rắc rối không nhỏ sau khi ngành đường sắt, viễn thông phát triển.
Các múi giờ sinh ra đã giải quyết phần nào vấn đề này. Múi giờ được chia theo trục thẳng đứng và kinh độ, dựa trên sự di chuyển của Mặt Trời từ Đông sang Tây. Chúng được chia thành 24 phần bằng nhau, tương đương 24 múi giờ và lấy kinh tuyến số 0 đi qua Đài Thiên văn hoàng gia GreenWick, Anh làm chuẩn.
Nhưng không phải nơi nào cũng làm theo quy luật tự nhiên này. Tại một khu thương mại ở Adelaide, Australia, bình thường múi giờ nơi đây chậm hơn Sydney một giờ nhưng vì lý do cạnh tranh kinh doanh nên phải điều chỉnh chênh lệch thêm 30 phút.
Ngoài ra, ranh giới giữa các múi giờ có thể chia theo biên giới lảnh thổ, quốc gia nên có nhiều nơi ngoại lệ cũng như nhiều chênh lệch. Sự chênh lệch này ta có thể thấy rõ nhất tại hai quốc gia rộng lớn là Ấn Độ và Trung Quốc khi họ đều sử dụng chung một múi giờ trên toàn lãnh thổ./.