Nga lấy Crimea như thế nào? Tổng thống Putin đã thu hồi lại bán đảo Crimea một cách chóng vánh khiến Ukraine không kịp hiểu điều gì xảy ra.
Crimea của Nga hay Ukraine?
Bán đảo Crimea (hay Crưm) luôn là một điểm giao thoa văn hóa và cũng là nơi ẩn chứa nhiều mâu thuẫn. Bán đảo có phong cảnh đẹp như tranh này là một vùng đất nhô ra từ phía nam phần lục địa. Nó nằm giữa biển Đen và biển Azov, ngăn cách với Nga ở phía đông bằng eo biển hẹp Kerch.
Crưm từng có hàng thế kỷ sống dưới chế độ thuộc địa và bị các đế chế cũng như bộ tộc du mục xâm chiếm.
Thời Trung cổ, một phần Crưm bị Hy Lạp chiếm giữ. Những người Hy lạp này đến đây từ thời cổ đại. Từ thế kỷ XIII có người Tatars, người Ý, người Scandinavi, người Slave, người Khazar…
Thế kỷ XIII, Crưm thống nhất dưới sự cai trị của Golden Horde – thủ lĩnh người Tatars. Tuy nhiên, bờ biển miền Nam vẫn là thuộc địa của người Ý. Đã có một hợp đồng đặc biệt với người Ý. Trong thế kỷ XV, Golden Horde chia tách Crưm như một mảnh vỡ của Horde ở Crưm và Hãn Quốc Crưm được thành lập. Hãn Quốc là đối tác chính của Nga cho đến thời điểm khi đế chế Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành xâm lược.
Từ khi Crưm thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, theo lệnh của Istanbul, những người Hãn Quốc được bổ nhiệm, vì vậy Hãn Quốc chiến tranh với Moskva. Các cuộc tấn công bất tận đã làm kiệt sức Đế chế Nga vào cuối thế kỷ XVIII và buộc họ phải nhường Crưm cho Hãn Quốc.
Crưm trở thành một phần của Đế chế Nga vào năm 1783. Phía bắc Crưm tiếp giáp với lãnh thổ của Nikolaev, Kherson trước đây và hôm nay là lãnh thổ của Ukraina. Và có thời kỳ, Crưm không phải là của ai, hầu như không có người ở. Vì nơi đây luôn có các cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.
Những người định cư đầu tiên ở Crưm là những điền chủ người Nga đem theo những nông dân Nga đi cùng. Ở đó đã có những ưu đãi (cốt truyện “Linh hồn chết” của Gogol được xây dựng dựa trên mánh khóe gian lận xung quanh những ưu đãi đó).
Những người Tatars ở Crưm đã không hề có sự kháng cự nào. Họ quá mệt mỏi vì Thổ Nhĩ Kỳ liên tục thúc ép họ kình địch với Nga. Đã có lúc người Nga đối xử với người Tatars như kẻ thù. Song người Nga đã nhanh chóng thay đổi quan điểm của họ. Tatars sớm xuất hiện tại Moskva và họ nhanh chóng gây được tín nhiệm với Moskva do đức tính trung thực của mình.
Crưm nhanh chóng làm chủ và thậm chí đã trở thành một điểm đến nghỉ mát nổi tiếng. Văn hóa Hãn Quốc Crưm đã thu hút Puskin, người bị cấm không được đi ra nước ngoài, ông đã tìm thấy hứng khởi sáng tạo mừng với các cung điện trong Bakhchisarai (Cung điện đã nhanh chóng được phục hồi sau các cuộc tấn công) và Puskin đã làm cho văn hóa Tatars – Crưm bất tử trong bài thơ của ông “Vòi phun nước của Bakhchisarai”.
Châu Âu, tất nhiên, đã không tha thứ cho Đế chế Nga vì họ đã mất Crưm. Đó là lý do tại sao châu Âu đã gây ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn chống lại Nga trong những năm 1853 – 1856, chủ yếu trên lãnh thổ Crưm, mặc dù cuộc chiến đó cũng đã xảy ra ở Kamchatka và Solovki.
Tóm lại, đó là sự xâm lược của thế giới phương Tây chống lại Đế chế Nga (ở Phương Tây, người ta gọi cuộc chiến này là chiến tranh Phương Đông). Ở Nga, địa ngục này được nhớ dến dưới cái tên Cuộc chiến tranh Crưm.
Sau khi Chiến tranh Vệ quốc và Chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, năm 1921, Crưm gia nhập vào Cộng hòa XHCN Liên bang Xôviết. Dựa trên cơ sở là những người Tatars – Crưm đã chạy sang phía kẻ thù (chẳng khác nào như trong số những kẻ tiếp tay cho Hitler thì không thể có đại diện của các quốc gia khác). Joseph Stalin trục xuất tất cả những người Tatars Crưm. Và năm 1945, đã bãi bỏ chế độ tự trị của Crưm trong Cộng hòa XHCN Liên bang Xôviết.
Chiến tranh chấm dứt chưa được bao lâu, đã xảy ra một sự kiện phức tạp khác, đó là chuyển giao Crưm cho Ukraina. Cho đến bây giờ vẫn chưa rõ một cách chính xác là điều gì đã đẩy Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev năm 1954 tới bước ngông cuồng này. Có hai giả thuyết cơ bản: hoặc là ông muốn bao phủ quá khứ đen tối của mình, hoặc ông là con người chuyên chế.
Giả thuyết đầu tiên là dựa trên thực tế rằng, Khrushchev đã tung ra chiêu bài chống “sùng bái cá nhân”. Dưới thời Stalin, ông làm việc tại Ukraina và đằng sau ông có bao nhiêu người phạm tội. Để mọi người Ukraina không nhớ tới điều đó, Tổng bí thư Khrushchev đã trở nên hào hiệp…
Hầu hết lại tin vào giả thiết thứ hai: Năm 1954 là năm tổ chức kỷ niệm 300 năm thống nhất Ukraina với Nga. Và Khrushchev đã quyết định làm một món quà tặng nước cộng hòa này.
Vấn đề này được quyết định tại cuộc họp của Đoàn Chủ tịch Xôviết Tối cao Liên Xô trong vòng 15 phút. Tất cả mọi người đều có ý kiến đồng ý, chỉ độc nhất có một chiến sĩ Mácxít Phần Lan, ông Otto Kuusinen có ý kiến khác: “Chỉ có ở nước ta mới có thể có người dân vĩ đại như người Nga, đã không do dự và hào phóng trao một trong các tỉnh, thành của mình cho một dân tộc anh em khác”.
Hiến pháp yêu cầu tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý, song cuộc trưng cầu đó không được thực hiện.
Cuối năm 1991, một thỏa thuận miệng đã diễn ra tại Phủ Tổng thống Liên Xô giữa Leonid Kravchuk, ông chủ cuối cùng của CHXHCNXV Ukraina với tân Tổng thống Nga Eltsine. Khi nhận ra rằng trước đây Crưm đã được chuyển giao cho Ukraina bất hợp pháp, nên Leonid Kravchuk đã thận trọng hỏi Eltsine:
– Thế còn Crưm?
– Vâng, đó là của các bạn!
Eltsine – con người có thể giành quyền lực với bất kỳ giá nào, đã trả lời như thế.
Nhưng thực tế trên bán đảo này như thế nào? Hầu như tất cả mọi người đều biết. Rõ ràng trong thực tế là, tại Crưm ngôn ngữ nhiều người dùng là tiếng Nga, đồng tiền được sử dụng hàng ngày là đồng rúp. Tại Crưm, có hơn một nửa người Nga và hầu như không có người Ukraina.
Nga lấy Crimea như thế nào?

Trong bộ phim tài liệu “Crưm: Đường về Tổ quốc”, Tổng thống Putin cho biết trước khi xảy ra các sự kiện biểu tình và xung đột tại Maidan năm 2014, dẫn đến việc thay đổi chế độ tại quốc gia láng giềng của Nga sau đó, ông chưa bao giờ nghĩ đến việc tách Crưm khỏi Ukraine, mà chỉ chỉ thị thực hiện một cuộc thăm dò kín, theo đó có tới 75% người dân bán đảo mong muốn gia nhập Liên bang Nga.
Đồng thời, tình hình bùng phát chủ nghĩa dân tộc đáng ngại tại Ukraine đã thôi thúc Moskva tái sáp nhập Crưm. Theo ông Putin đánh giá, Crimea là lãnh thổ lịch sử của Nga (chỉ được trao cho Ukraine vào năm 1954), Moskva không thể bỏ mặc khi người Nga, hiện sinh sống và chiếm phần lớn dân số của bán đảo, bị đe dọa.
Trong bối cảnh Ukraine rơi vào khủng hoảng chính trị trầm trọng bởi các cuộc biểu tình, từ ngày 22 – 23/2/2014, Tổng thống Nga Putin đã họp suốt đêm với các quan chức an ninh về vấn đề Kiev và bán đảo Crưm (khi đó đang thuộc Ukraine).
“Chúng ta phải hành động nhanh chóng để thu hồi Crưm”, ông Putin kết luận.
Tổng thống Putin cũng khẳng định ông đã chỉ thị phải tiến hành việc sáp nhập hoàn toàn dựa vào nguyện vọng của người dân bán đảo, thực hiện mọi quy trình theo pháp luật. Người đứng đầu nhà nước Nga cho biết ông cũng không sử dụng quyền đưa quân vào Crưm mà Thượng viện Nga trao cho ông trước đó.
Ông nói rõ Moskva đã không đưa quân đội vào Crimea cũng như không vượt quá quân số cho phép tại căn cứ của mình ở bán đảo này. Tuy nhiên, Tổng thống Putin cho biết sau đó lực lượng phản gián và lính thủy đánh bộ Nga đã được điều đến để hỗ trợ phong tỏa và giải giáp trong hòa bình và không đổ máu 20.000 binh sỹ Ukraine đóng quân tại Crưm.
Theo lời Tổng thống V.Putin, Moskva đã sẵn sàng trước những phản ứng đối với quyết định thu nhận Crưm của mình, thậm chí ở giai đoạn ban đầu Moskva từng sẵn sàng tuyên bố đưa vũ khí hạt nhân vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Trong khi bảo vệ Crưm, có giai đoạn Moskva đã điều hệ thống phòng thủ bờ biển “Bastion” tới và bố trí để có thể quan sát được từ vũ trụ. Đây là một hệ thống vũ khí chính xác cao, hiệu quả bậc nhất trên thế giới.
Về tương lai phát triển Crưm, Tổng thống V.Putin đặt ra các nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng cầu vượt biển Kerch từ lãnh thổ đất liền của Nga tới Crưm, đồng thời đảm bảo các điều kiện phát triển năng lượng tại khu vực bán đảo, khôi phục lại các cơ sở nghỉ dưỡng nổi tiếng tại Crưm.
Người đứng đầu điện Kremlin cho rằng quá trình sáp nhập Crưm theo nguyện vọng của người dân sẽ hoàn tất khi giải quyết được vấn đề phát triển kinh tế-xã hội, cũng như khôi phục lại vị trí của Crưm như một bộ phận không thể tách rời trong nền văn hóa Nga.
Chiến dịch thu hồi Crưm – bán đảo với hầu hết dân số là người gốc Nga – của Moscow được đánh là nhanh lẹ và độc đáo nhất lịch sử thế giới hiện đại. Sau khi Nga tuyên bố sáp nhập Crưm, giới lãnh đạo và quân đội Ukraine dường như vẫn chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Toàn bộ chiến dịch giành quyền kiểm soát Crưm của Nga diễn ra chỉ trong vòng 1 tháng và gần như không gây đổ máu.
Từ cuối tháng 2/2014, hàng nghìn binh sĩ Nga không mang quân phục đã bí mật tiếp cận các căn cứ trên bán đảo Crưm. Đây là các căn cứ Nga được phép hoạt động theo hiệp ước ký với Ukraine.
Ngày 28/2/2014, Armyansk và Chongar – 2 tuyến đường chính nối Ukraine với Crưm – bị quân đội Nga chặn lại. 4 ngày sau, Nga đã kiểm soát được nghị viện Crimea. Các đại biểu ở Crimea nhanh chóng bầu ra nghị viện mới và thúc đẩy quá trình trưng cầu dân ý để bán đảo tách khỏi Ukraine.
Ngày 11/3/2014, Crimea tuyên bố độc lập khỏi Ukraine. 5 ngày sau, 97% người dân Crưm bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập vào Nga, với tỉ lệ 83% người đi bầu.
Suốt quá trình quân đội Nga “làm mưa làm gió” ở Crưm, hàng nghìn binh sĩ Ukranie ở đây không thể liên lạc được với Kiev. Họ không biết phải làm gì trước hành động ráo riết của binh sĩ Nga và chỉ có để chứng kiến một cách bất lực.
Ngày 18/3/2014, Crưm chính thức trở thành một phần lãnh thổ Nga sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh tại Moscow. Ngày 24/3/2014, Ukraine rút toàn bộ lực lượng vũ trang khỏi Crưm.
“Làm sao chúng tôi có thể bỏ rơi Crưm và những người đang sống ở đó? Làm sao chúng tôi có thể từ chối che chở, bảo vệ cho họ? Không thể nào”, ông Putin nói trong một cuộc họp báo năm 2021 ở Moscow.