Người cổ đại thử thai như thế nào? Từ buổi bình minh của nhân loại, người ta vì nhiều lý do đã cố công tìm ra phương pháp chẩn đoán mang thai của các bà mẹ.
Mầm hạt lúa mì
Cách thức thử thai xuất hiện lâu đời nhất mà người ta từng được biết đến bắt nguồn từ nền văn minh Ai Cập cổ đại. Phương pháp thử được mô tả trong các mảnh văn tự ghi trên giấy Papyrus ở Carlsberg. Trong các tài liệu y học cổ đại này, người ta đề cập rằng phụ nữ sẽ… đi tiểu trên một nắm hạt mầm lúa mạch và lúa mỳ. Nếu hạt lúa mì không nảy mầm được thì người phụ nữ không mang thai. Nếu hạt lúa mạch nảy mầm, người phụ nữ mang thai con trai. Nếu hạt lúa mỳ nảy mầm thì họ mang thai con gái.
Ngạc nhiên thay, một cuộc thí nghiệm kiểm chứng vào năm 1963 cho thấy phương pháp thử này có thể là… thật. 70% các trường hợp nước tiểu của phụ nữ mang thai thực sự là ngũ cốc mọc mầm, trong khi nước tiểu của các trường hợp nam phụ lão ấu còn lại không làm mầm lúa mọc lên.
Mật ong và hành
Người Hy Lạp cổ đại lại có cách chèn một củ hành vào âm đạo và để qua đêm. Nếu người phụ nữ không mang thai thì hơi thở của cô ấy sẽ có mùi hành vào sáng hôm sau. Nguyên lý của phương pháp này là, nếu không mang thai, dạ con của người phụ nữ sẽ trống rỗng, khiến cho mùi hành… đi thẳng từ dưới lên trên mà không bị chặn lại. Do mùi hành khá nồng, người ta sẽ dễ dàng ngửi thấy nên họ sử dụng hành, đôi khi cũng được thay thế bằng các loại vảo bông thơm.
Ngoài ra người Hy Lạp cổ đại còn một phương pháp thử nữa, đó là uống hỗn hợp nước và mật ong vào ban đêm. Nếu đêm hôm đó người phụ nữ bị đầy bụng và chuột rút thì nhiều khả năng là cô đã có thai.
Xét nghiệm nước tiểu phụ nữ
Nhìn màu đoán thai – phương pháp thử thai độc nhất vô nhị của người Trung Cổ. Công bằng mà nói, nếu người phụ nữ đi tiểu ra màu xanh dương hay xanh lá thì nhiều khả năng đứa bé sẽ là The Incredible Hulk mất.
Công bằng mà nói, phương pháp thử thai ở thời Trung Cổ vừa kỳ quặc hơn lại vừa… văn minh hơn. Vào thời kỳ này, họ sử dụng cách quan sát nước tiểu của người phụ nữ và sử dụng màu sắc để xét nghiệm thai. Phương pháp này được người Trung Cổ thần thánh hóa tới mức họ gọi đây là phương pháp… “nước tiểu tiên tri”.
Ngoài phương pháp này, các bác sĩ thời Trung Cổ cũng đang sử dụng các hình thức kiểm tra thai khác ở nước tiểu. Một trong số đó là đặt một cây kim vào nước tiểu của người phụ nữ. Nếu người phụ nữ mang thai, cây kim sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc đen. Một phương pháp có cơ sở khoa học hơn là trộn nước tiểu của phụ nữ với rượu và quan sát màu.
Nhìn màu sắc nước tiểu
Thử thai dựa vào màu sắc nước tiểu là phương pháp phổ biến tại Châu Âu vào thế kỷ 16. Một tài liệu từ năm 1552 đã mô tả nước tiểu của phụ nữ có bầu là: “có màu vàng nhạt đến trắng đục”. Tuy nhiên, thử nghiệm này sẽ không chính xác nếu người phụ nữ mắc một số bệnh như tiểu đường, trầm cảm hoặc ăn một số thực phẩm như cà rốt, dâu tây khiến màu nước tiểu thay đổi.
Dựa vào màu sắc âm đạo
Khi người phụ nữ mang thai khoảng 6 đến 8 tuần, cổ tử cung và âm đạo sẽ thay đổi màu sắc: có thể có màu tím hoặc đỏ sẫm do lượng máu đến khu vực này tăng lên. Đây được cho là dấu hiệu đáng chú ý của thai kỳ, trước cả những dấu hiệu phổ biến như thèm của chua, ốm nghén.