Reference.vn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Sức khoẻ » Mang thai » Nhóm máu O RH- khi mang thai

Nhóm máu O RH- khi mang thai

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Nhóm máu O RH- khi mang thai

Nhóm máu O RH- khi mang thai

Những người có nhóm máu hiếm O Rh- có khả năng gặp những khó khăn và rủi ro cao hơn, đặc biệt phụ nữ nhóm máu O RH- khi mang thai.

Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện mỗi người trong chúng ta có tới 30 hệ nhóm máu với khoảng 300 loại kháng nguyên khác nhau, đó là hệ ABO, hệ Rh, hệ Kell, hệ Kidd, hệ Lewis… nhưng quan trọng nhất là 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh. Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau do sự có mặt hay không có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh của người đó. Ví dụ: hệ ABO có 4 nhóm máu: A, B, AB và O; hệ Rh có 2 nhóm máu là Rh+ và Rh-.

Chỉ tính riêng 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh, cộng đồng người đã có 8 nhóm máu khác nhau là: A+; A-; B+; B-; AB+; AB-; O+; O- (A+ nghĩa là người đó vừa có nhóm máu A thuộc hệ ABO vừa có nhóm máu Rh+ thuộc hệ Rh. Dấu (+) hoặc dấu (-) chỉ ra rằng bề mặt hồng cầu của người đó có kháng nguyên Rh, viết đầy đủ là Rh(D)+ trong trường hợp thứ nhất hoặc không có kháng nguyên Rh, viết đầy đủ là Rh(D)- trong trường hợp thứ 2). Mỗi người khi sinh ra đã được thừa hưởng di truyền từ bố và mẹ nên có 1 trong 8 nhóm máu nêu trên và không thay đổi suốt cuộc đời.

Ở Việt Nam, có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-).

Theo quy định của Hiệp hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% gọi là nhóm máu rất hiếm. Như vậy, những người có nhóm máu Rh- ở Việt Nam thuộc cộng đồng người có nhóm máu hiếm (trong 10.000 người mới có 4-7 người mang nhóm máu Rh-). Nhóm máu RH- rất hiếm, do đó ở Trung Quốc nhóm máu này còn được gọi là nhóm máu gấu trúc.

Trong cuộc sống, những người có nhóm máu hiếm Rh- có khả năng gặp rủi ro cao hơn những người có nhóm máu khác bởi các lý do sau đây:

Một là, khi họ cần phải truyền máu (ví dụ do tai nạn gây mất máu; phẫu thuật cấp cứu,…) thì không phải lúc nào cũng có sẵn nhóm máu hiếm đó, nếu cơ sở tiếp nhận máu hoặc bệnh viện không dự trữ đầy đủ tất cả các nhóm máu.

Hai là, trường hợp mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+, theo quy luật di truyền, có ít nhất 50% trẻ sinh ra có nhóm máu giống bố là Rh+. Trong trường hợp có thai lần thứ nhất, đứa trẻ mang nhóm máu Rh+ vẫn phát triển bình thường cho đến khi ra đời nếu quá trình mang thai, bánh nhau không bị tổn thương. Nhưng từ lần có thai thứ 2 trở đi, nếu con vẫn có nhóm máu Rh+ thì thường xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con: vì cơ thể mẹ sinh ra kháng thể đi qua bánh nhau chống lại kháng nguyên Rh(D)+ có trên bề mặt hồng cầu của con và gây ngưng kết hồng cầu, còn gọi là tan máu; hậu quả có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, hoặc đứa trẻ sinh ra nhưng bị thiểu năng trí tuệ.

Ba là, với những phụ nữ có nhóm máu Rh- mà đã mang thai có nhóm máu Rh+ thì vẫn có thể xảy ra tai biến truyền máu ngay ở lần nhận máu Rh+ đầu tiên.

Tóm lại, nhóm máu hiếm Rh- là một đặc tính di truyền, giống như màu da, màu tóc… không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, những người có nhóm máu hiếm chỉ có thể truyền máu cho nhau; nếu truyền nhầm nhóm máu Rh+ sang Rh- sẽ xảy ra hiện tượng tan máu, gây sốc, suy thận, trụy tim mạch và tử vong; bất đồng nhóm máu mẹ con là tai biến sản khoa thường gặp nếu người mẹ có Rh- và bố có Rh+. Do chiếm một tỷ lệ rất thấp trong cộng đồng nên những người có nhóm máu Rh- cần được sinh hoạt trong các câu lạc bộ hiến máu tình nguyện (do Hội Chữ thập đỏ hoặc Trung tâm Huyết học-Truyền máu thành lập và quản lý) để được tư vấn về sức khỏe và có cơ hội giúp đỡ nhau trong các trường hợp cần phải truyền máu.

Để tránh các rủi ro có thể xảy ra nêu trên, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện, cơ sở tiếp nhận máu, cơ sở y tế địa phương và bản thân người có nhóm máu hiếm Rh- cần lưu ý thực hiện một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, đối với Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện, cơ sở tiếp nhận máu và tuyến y tế địa phương của người có nhóm máu hiếm:

  • – Mỗi khi phát hiện 1 người có nhóm máu hiếm thì tiếp tục động viên các thành viên khác của gia đình người đó xét nghiệm nhóm máu, lập danh sách để theo dõi, tư vấn sức khỏe cho những người có nhóm máu hiếm.
  • – Vận động người có nhóm máu hiếm đủ sức khỏe tham gia hiến máu tình nguyện; thực hiện việc lưu trữ và cung cấp nhóm máu hiếm trong các trường hợp cần truyền máu theo quy định.
  • – Tổ chức các “Câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm” nhằm mục đích quản lý, tư vấn sức khỏe và hỗ trợ giữa các thành viên trong các trường hợp cần truyền máu.

Thứ hai, đối với những người có nhóm máu hiếm Rh- luôn nhớ câu “phải bảo vệ cho chính mình” bằng cách:

  • – Quan tâm đến sức khỏe bản thân và động viên những người thân trong gia đình xét nghiệm để biết chính xác nhóm máu.
  • – Thông báo nhóm máu Rh(-) của mình với cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt khi cần truyền máu và chăm sóc thai nghén.
  • – Tích cực tham gia “Câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm” để sẻ chia thông tin, hỗ trợ nhau trong những trường hợp cần truyền máu.
  • – Thường xuyên truy cập trang Web “Câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm” để hiểu rõ hơn về đặc điểm nhóm máu Rh-.

Vậy cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm thành lập và quản lý “Câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm”?

Hiện nay các câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm Rh- được 2 cơ quan sau đây thành lập và quản lý:

– Hội Chữ thập đỏ (cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện) quản lý, ví dụ: “Câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm” do Hội Chữ thập đỏ thành phố Hồ Chí Minh thành lập năm 2001, đến nay có 156 thành viên; “Câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm Việt Nam” do Trung ương Hội thành lập năm 2009, có 76 thành viên; “Câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm Đà Nẵng” do Thành Hội Đà Nẵng thành lập năm 2009, có 40 thành viên,…

– Trung tâm huyết học-truyền máu quản lý, ví dụ: “Câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm khu vực miền Trung” do Trung tâm Huyết học-Truyền máu khu vực Huế thành lập, đến nay có 83 thành viên; “Câu lạc bộ người nhóm máu hiếm” do Viện Huyết học-Truyền máu trung ương thành lập, có 100 thành viên; Câu lạc bộ người nhóm máu hiếm khu vực Đông Nam bộ do Trung tâm Huyết học-Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy thành lập 2011, có 154 thành viên

Theo: Viện Huyết học-Truyền máu trung ương
Từ khóa: bất đồng nhóm máu rhhệ thống nhóm máu rhnhóm máu a rh+ nói lên điều gìnhóm máu gấu trúcnhóm máu gấu trúc là gìNhóm máu O RH- khi mang thainhóm máu o- là gìnhóm máu rh dnhóm máu rh nullnhóm máu rhesus d+
KIM

KIM

KIM là một nhà báo. Tôi viết về các vấn đề kinh tế, xã hội và đôi khi cả du lịch. Sở thích đọc sách và nấu ăn cho gia đình.

Related Posts

Tinh trùng khỏe nhất vào thời gian nào trong ngày
Mang thai

Tinh trùng khỏe nhất vào thời gian nào trong ngày

4 Tháng Ba, 2023
5 nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ
Mang thai

5 nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

2 Tháng Hai, 2023
"Vạch đen" trên bụng khi mang thai có ý nghĩa gì? Các mẹ bầu không biết đọc xong là hiểu
Mang thai

“Vạch đen” trên bụng khi mang thai có ý nghĩa gì? Các mẹ bầu không biết đọc xong là hiểu

2 Tháng Hai, 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Vì sao muối mặn?

Vì sao muối mặn?

4 Tháng Sáu, 2023
Cách phân biệt quá khứ đơn và hiện tại hoàn thành

Cách phân biệt quá khứ đơn và hiện tại hoàn thành

4 Tháng Sáu, 2023
iOS 17 có gì mới? Có nên cập nhật?

iOS 17 có gì mới? Có nên cập nhật?

4 Tháng Sáu, 2023
nên nuôi mèo đực hay mèo cái

Nên nuôi mèo đực hay mèo cái hơn?

3 Tháng Sáu, 2023
Cách phân biệt mèo đực và mèo cái?

Cách phân biệt mèo đực và mèo cái?

3 Tháng Sáu, 2023

Đọc nhiều trong 24h qua

  • Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách tính tổng một dãy số liên tiếp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Đề Toán thi vào lớp 6 chuyên Ams 2022 và đáp án

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sét đánh vào nhà có điềm gì?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 7 cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bể bơi Kim Liên: Giá vé, giờ mở cửa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 14 tuổi quay tay 1 ngày 1 lần có sao không

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Mặt trăng và Trái đất cái nào lớn hơn?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 1kg tờ 500k bao nhiêu tiền?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tiêm thuốc trợ phổi bao nhiêu tiền?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Places To Go

© 2019 K&L Media Co.