Trong mùa hè, mọi người cảm thấy oi bức nóng nực và đôi khi còn có cảm giác choáng váng. Cảm nắng là gì? Và có những cách phòng chống cảm nắng nào?
Cảm nắng là cách nói khái quát của những triệu chứng như khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể gặp trở ngại, rối loạn chuyển hóa nước và chất điện giải cũng như chức năng hệ thống thần kinh bị tổn thương dưới tác động của nhiệt độ cao và bức xạ nhiệt trong thời gian dài, là một triệu chứng kịch phát do chức năng cân bằng nhiệt bị rối loạn gây nên. Nguyên nhân chính dẫn đến cảm nắng là trong phòng oi bức nóng nực, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, khát nước, sau đó nhiệt độ cơ thể tăng cao nhanh chóng, mạch đập nhanh, mặt đỏ, thậm chí còn ngất xỉu.
Hai là, nếu hoạt động hoặc đứng dưới trời nắng trong thời gian dài, ánh nắng gay gắt xuyên qua da đầu hoặc xương sọ, khiến tế bào não bị tổn thương, dẫn đến sung huyết và phù thũng não, gây ra đau đầu, buồn nôn, bực dọc không yên, nghiêm trọng có thể xuất hiện hiện tượng ngất xỉu và co giật.
Ba là, khi hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, cơ thể toát ra nhiều mồ hôi làm mất lượng lớn muối cần thiết cho cơ thể, khiến hàm lượng natri trong máu xuống thấp, dẫn đến co rút hai chân thậm chí còn gây ra co rút hai chân hai tay và cơ bắp toàn thân.
Những cách phòng chống cảm nắng
Thứ nhất là uống nước: Khi uống nước phải uống từ từ, không nên uống quá nhanh; phải uống nước ấm, không nên uống nước lạnh; phải uống nước đền đặn, không nên chờ đến thấy khát mới uống; phải uống nước đã được đun sôi để nguội, không nên uống nước lã; ngoài ra, còn có thể uống nước ấm pha một chút muối.
Thứ hai là uống nước giải khát có chất điện giải đã pha loãng; Phải tránh xa rượu, cà phê và thuốc lá.
Thứ ba là thích ứng dần dần với sự thay đổi của thời tiết: Khi hoạt động ở ngoài trời, nên tập với tốc độ vừa phải, không nên miễn cưỡng.
Thứ tư là tán nhiệt kịp thời: Khi quá nóng nên dùng nước lạnh dội lên phần đầu và cổ, giúp tán nhiệt.
Thứ năm là lưu ý sự thay đổi trọng lượng cơ thể: Cảm nắng cũng có thể dẫn đến kiệt sức, vì vậy, nếu xuất hiện hiện tượng giảm cân liên tục trong nhiều ngày, cần phải đặc biệt chú ý.
Thứ sáu là mùa hè khi đi ra ngoài phải đội mũ để làm giảm tốc độ hấp thu nhiệt của đầu và cổ, nhất là đối với những người đầu hói hoặc ít tóc.
Thứ bảy là không nên cởi trần khi đi ra ngoài: Để tránh bức xạ nhiệt, không nên cởi trần mà nên mặc áo sơ mi chất cô-tông.
Thứ tám là mặc quần áo màu nhạt: Nên mặc quần áo làm bằng chất cô-tông có tác dụng thấm mồ hôi tốt nhất.
Thứ chín là ăn nhiều rau củ quả: Bí có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt giải độc; Mướp có tác dụng tiêu đờm mát máu; mướp đắng có tác dụng giải nhiệt thanh tâm; chất xơ trong dưa chuột giúp thúc đẩy chất thải trong đường tiêu hóa, giảm lượng Cô-le-xtê-rôn trong máu; bí đỏ có tác dụng bổ khí, tiêu viêm, giảm đau.
Thứ mười là ăn nhiều loại rau mát: Cà chua, cà tím, rau sống… Ngoài ra, mùa hè ra nhiều mồ hôi, hàng ngày nên tắm cho mát mẻ, sạch sẽ. Sắp xếp hợp lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không nên hoạt động quá lâu dưới trời nắng gay gắt.