Phác đồ điều trị virus corona như thế nào mà chữa khỏi cho 15/16 bệnh nhân nhiễm virus corona nhưng truyền thông thế giới không lan truyền thành tựu này?
Đây là vấn đề nhiều người rất băn khoăn. Bởi vì trong khi Trung Quốc và một số nước khác đang vật vã chống chọi với dịch, thì Việt Nam lại rất hiệu quả trong chữa trị cho bệnh nhân bị viêm phổi cấp do virus corona. Tuy nhiên, báo chí thế giới lại không thấy đưa tin, dù chỉ là một tin, về vấn đề này, ít nhất cũng để chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh chứ? Chẳng lẽ họ không quan tâm?
Trước hết, phải nói rằng số lượng bệnh nhân bị nhiễm virus corona ở Việt Nam, thật may mắn là rất ít. Do đó, điều kiện theo dõi, chăm sóc các bệnh nhân được sát sao, tốt hơn rất nhiều.
Thứ hai, các bệnh nhân tử vong vì corona hầu hết là những người ở vùng dịch, và những người lớn tuổi, có bệnh nền nên sức đề kháng kém. Chẳng hạn, ba người chết ở Nhật bản, trong đó có hai du khách tàu Diamond Princess đều ở khoảng 80 tuổi.
Vậy phác đồ điều trị của Việt Nam như thế nào?
Mặc dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng Việt Nam đã có một phác đồ điều trị hiệu quả đối với COVID-19. Tới nay chúng ta đã điều trị thành công 15/16 ca dương tính với COVID-19. Trong số đó có ca bệnh nhiều bệnh nền như huyết áp, tim mạch, tiểu đường và từng cắt phổi do ung thư. Ngoài các bệnh nhân đã ra viện, bệnh nhân còn lại đang có sức khỏe tiến triển tốt và sẽ sớm được ra viện trong những ngày tới.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Với những bệnh nhân có triệu chứng không nặng, chưa diễn biến nặng thì giữ ở tuyến tỉnh điều trị. Tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa đã “giữ” bệnh nhân điều trị tại tỉnh và họ đã thành công khi điều trị khỏi cho bệnh nhân. Do đó, chúng ta không cần tập trung bệnh nhân mắc COVID-19 về các trung tâm lớn. Thậm chí ngay tại tuyến huyện, 5 bệnh nhân dương tính với COVID-19 cũng đã chữa thành công.
Phác đồ của Việt Nam dựa trên nguyên tắc cơ bản, đầu tiên điều trị triệu chứng để hạ sốt; đồng thời truyền dịch, dùng thuốc kháng sinh chống bội nhiễm… cân bằng dinh dưỡng, theo dõi thật sát nhất là liên quan đến diễn biến độ bão hoà oxi trong máu, tức là liên quan đến hô hấp.
Nếu phát hiện tình trạng suy hô hấp thì có các biện pháp can thiệp, can thiệp ở đây chỉ có mức độ thôi, mức nhẹ là cho thở ôxy sau điều trị triệu chứng. Mức 2 là can thiệp thở có hỗ trợ. Mức 3 mới thở máy chứ cũng không phải các bệnh nhân mắc là thở máy.
“Khi tổng kết 10 trường hợp đa phần bệnh nhân điều trị triệu chứng, chỉ duy nhất có bệnh nhân Trung Quốc có nhiều bệnh lý nền là phải thở oxy không cần thở máy.
Với bé ba tháng tuổi bị nhiễm, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết khó khăn chủ yếu trong quá trình điều trị là bé còn quá nhỏ, các y bác sĩ phải chăm sóc cho cháu kỹ lưỡng hơn. Với những kinh nghiệm thực tế, Bệnh viên áp dụng phác đồ của Bộ Y tế điều trị cho trẻ. Bệnh do nCoV chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chúng tôi chia mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng và chăm sóc theo mức độ, dùng thuốc tăng cường sức khỏe và miễn dịch phù hợp với bé.
Thực tế, đây là phác đồ điều trị cơ bản áp dụng trong thực tiễn các bệnh viện. Do đó, nó không phải là mới và đột phá, và áp dụng tốt với những vùng dịch đang hoành hành như ở Trung Quốc. Có thể vì vậy mà phác đồ điều trị của Việt Nam không được quốc tế quảng bá???