Rồng Komodo rất độc. Vì thân hình cồng kềnh nên chúng sẽ dễ để con mồi bỏ chạy.
Rồng Komodo là loài bò sát máu lạnh, do đó luôn cần điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Vào những ngày nóng nhất trong năm, chúng phải tạm ngưng mọi hoạt động và tìm kiếm bóng râm của các cây cao to để trú ẩn và cân bằng nhiệt độ cơ thể.
Thính giác và thị giác của rồng Komodo không nhạy bén nhưng ngược lại khứu giác rất tinh, cảm nhận bằng lưỡi. Chúng chỉ có thể nghe được âm thanh từ 400-2000 hertz mặc dù có lỗ tai khá to, và đặc biệt khả năng quan sát vào ban đêm rất kém.
Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học New South Wales (Úc) đã khẳng định trong cơ thể rồng Komodo có chứa tuyến chất kịch độc tương đương với nọc một số loài rắn độc khác trên thế giới. Điều đó ghi nhận Komodo là loài thằn lằn thứ ba trên thế giới được phát hiện chứa độc, hai loài khác là thằn lằn da hột và thằn lằn Gila monster- sinh sống chủ yếu ở Mexico và các bang phía nam nước Mỹ.
Rồng Komodo săn mồi bằng cách cắn và “tiêm” chất độc vào cơ thể con mồi. Con mồi đó sẽ dần bị tê liệt do tác dụng của nọc độc. Loại nọc này tác động rất nhanh vào con mồi, gây sốc, đau quặn ở bụng, giảm huyết áp và thân nhiệt, tăng lưu thông máu.
Đặc biệt, chất độc này khiến dãn mạch máu làm máu không đông, gây tê liệt thần kinh khiến con mồi nhanh chóng mất máu mà chết. Điều này giúp rồng Komodo không cần đuổi theo, vừa tránh được những nguy hiểm khác, vừa đỡ tốn công “chạy nhảy”.
Nọc độc này cực kỳ nguy hiểm, kết hợp với cú cắn giật và sâu tựa như cá mập, chúng gần như ngay lập tức đi vào cơ thể con mồi rồi phát tác./.