Những người cổ xưa cho rằng sao chổi Halley liên quan đến nạn đói 1.500 năm trước và quan niệm sao chổi như điềm báo của sự chết chóc.
Một mảnh của sao chổi Halley nổi tiếng có nhiều khả năng đã đâm vào trái đất năm 536 sau Công Nguyên (CN), vụ nổ đã khiến nhiều bụi bay vào khí quyển và làm mát hành tinh, theo một nghiên cứu mới đây cho biết. Sự thay đổi khí hậu ấn tượng đã liên quan đến hạn hán và nạn đói trên khắp thế giới, và có thể khiến loài người mắc “bệnh dịch Justinian” trong khoảng năm 541- 542 sau CN- mà được ghi chép dưới cái tên Cái Chết Đen của Châu Âu.
Các kết quả mới xuất phát từ phân tích về tảng băng Greenland. Các lõi băng lưu giữ một lượng lớn bụi khí quyển trong khoảng thời gian 7 năm (giữa năm 533 và 540 sau CN), không phải tất cả đều có nguồn gốc trên Trái đất.
Một số đặc tính, chẳng hạn như hàm lượng thiếc cao, dẫn đến nhận định một ngôi sao chổi là nguồn gốc của bụi ngoài hành tinh, theo Dallas Abbott thuộc Đại học Columbia- trưởng nhóm nghiên cứu. Những đặc tính này cũng cho thấy có thể nó đến từ trận mưa sao băng Eta Aquarid – vật chất tạo ra bởi sao chổi Halley quệt qua Trái đất vào tháng 4- tháng 5.
Bụi từ Eta Aquarid có thể là nguyên nhân gây ra mát nhẹ năm 533 nhưng không thể giải thích cho sự kiện sáng mờ toàn cầu năm 536-537, hành tinh được làm mát nhiều tới 5,4 độ F (30C). Cần điều gì đó lớn hơn.
Dữ liệu lịch sử có ghi lại một vụ phun trào núi lửa năm 536, nhưng nó gần như chắc chắn là không đủ lớn để có thể thay đổi khí hậu như vậy.
Abbott và các cộng sự đã tìm thấy thêm bằng chứng gián tiếp. Các lõi băng Greenland có chứa hóa thạch của các sinh vật biển nhiệt đới bé nhỏ – đặc biệt là một số loài tảo cát và tảo silic.
Một tác động ngoài trái đất lên đại dương vùng nhiệt đới có khả năng thổi bay những sinh vật ở vĩ độ thấp khiến Greenland trở lên lạnh lẽo. Abbott tin rằng một mảnh vụn của sao chổi Halley là nguyên nhân.
Halley phóng của Trái đất 76 năm một lần hoặc lâu hơn. Nó xuất hiện trên bầu trời năm 530 sau CN với độ sáng đáng kinh ngạc vào thời điểm đó. (Trên thực tế, nghiên cứu trở lại đối với sao chổi Halley, những người Hy Lạp cổ đại đã nhìn thấy vệt sao chổi trên bầu trời vào năm 466 trước CN)
Trong hai lần xuất hiện sáng nhất của sao chổi Halley, một là vào năm 530. Sao chổi này thường là những quả bóng tuyết bẩn, khi chúng vỡ hoặc bắn ra nhiều mảnh vỡ, lớp ngoài cùng tối đen bắn ra phía xa, vì vậy sao chổi trông sáng hơn.
Không thể tìm hiểu chính xác nơi mà sao chổi va vào Trái đất hoặc giả định vụ va chạm lớn như thế nào. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2004 đã ước tính chỉ với một mảnh sao chổi rộng 2.000 feet (600 mét) có thể gây ra sự kiện làm mát năm 536-537 nếu nó phát nổ trong bầu khí quyển và bụi tạo thành trải khắp toàn cầu.
Nhà văn nào có năm sinh và năm mất đều trùng với năm xuất hiện sao chổi Halley?
Đó là Mark Twain, nhà văn Mỹ (30 tháng 11 năm 1835 – 21 tháng 4 năm 1910).
Ông sinh ra vào chính ngày sao chổi Halley xuất hiện năm 1835 và mất đúng vào lần sao chổi xuất hiện lần sau, năm 1910.