SJC là công ty nhà nước hay tư nhân? SJC là công ty do Nhà nước thành lập năm 1988, hiện hoạt động theo mô hình Cty mẹ với các công ty con là CTCP.
Giá vàng SJC chiều tối ngày 7/3/2022 đã tăng vọt lên 73,5 triệu đồng/ lượng, mức cao chưa từng có và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Điều đáng nói là giá vàng SJC chênh lệnh với giá vàng thế giới lên đến hơn 17 triệu đồng. Tại sao lại như vậy, và ai được hưởng lợi từ sự chênh lệch này là thắc mắc của nhiều người, dẫn đến câu hỏi vậy thì SJC là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân?
Như đã nói từ đầu, SJC là doanh nghiệp nhà nước, do UBND TP.HCM thành lập năm 1988. Ngày 16/09/2010 SJC đổi sang tên mới là Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn.
Từ 2003-2006: Đây là giai đoạn SJC chuyển hẳn sang mô hình công ty mẹ – con, đổi tên thành công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn SJC. Thực hiện quá trình cổ phần hóa 100% cho 10 công ty con. Đây là khoảng thời gian chuyển đổi mô hình doanh nghiệp từ trong ra ngoài toàn diện. Bên cạnh đó, ngày 22/02/2006 SJC sản xuất ra 1 Kilo thỏi vàng được chấp nhận sử dụng cho nhu cầu thanh toán, dự trữ của tổ chức trên thị trường. Năm 2006, là mốc đánh dấu sự hội nhập ngành vàng Việt Nam lên trường quốc tế.
Tại sao giá vàng SJC chênh lệch với giá vàng thế giới quá lớn?
Giá vàng trong nước thường tỉ lệ thuận với giá vàng thế giới, do Việt Nam là nước nhập khẩu vàng. Mức chênh lệch này thường không quá 10% nếu quy đổi theo tỷ giá ngân hàng.
Tuy nhiên thực tế rất nhiều lần trong khi giá vàng thế giới giảm mạnh thì giá vàng trong nước vẫn giữ xu hướng tăng, khiến chênh lệch giữa 2 thị trường đạt mức cao kỷ lục.
Hoặc giá vàng thế giới tăng một, thì giá vàng trong nước tăng điên đảo như trường hợp ngày 7/3/2022, với mức chênh lệch lên đến hơn 17 triệu đồng/lượng, tức hơn 30%.
Lý do muôn thủa được đưa ra là: do nguồn cung hạn chế và nhu cầu mua để tích trữ thay vì giao dịch của người dân.
Trong khi đó, các doanh nghiệp không được tự chủ nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất. Vì nguồn cung chủ yếu đến từ hoạt động mua đi bán lại, mua giá nào bán giá đó nên không có cơ sở để giảm theo thị trường thế giới. Thậm chí, doanh nghiệp còn đề phòng giá nhập vào tăng lên cao hơn nữa nên “đón đầu” cùng với nhu cầu tăng cao.
Đọc thêm: SJC là gì?