Reference.vn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Gia đình » Lối sống » Sợ tin giả, nhưng lại không muốn trả tiền cho tin thật

Sợ tin giả, nhưng lại không muốn trả tiền cho tin thật

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Sợ tin giả, nhưng không muốn trả tiền cho tin thật

Sợ tin giả, nhưng không muốn trả tiền cho tin thật

Người dùng sợ tin giả, nhưng lại không muốn trả tiền cho tin thật.

Tin tốt cho ngành truyền thông là nhiều độc giả lo lắng về nạn thông tin sai lệch đang chuyển sang các nguồn tin uy tín hơn. Còn đây là tin xấu, họ dường như không còn xu hướng muốn trả tiền cho các cơ quan truyền thông đáng tin cậy.

Đây chỉ là hai trong số nhiều tựa đề từ bản tường trình của Digital News Report phát hành năm nay. Digital News Report là một dự án nghiên cứu lớn của Viện Reuters tại Oxford University, dựa trên một cuộc khảo sát trực tuyến với 75.000 người ở 38 quốc gia.

Trong những quốc gia đó, 55% người dân cho biết họ lo ngại về thông tin sai lệch, và ở nhiều nơi, xu hướng tin giả đang tăng lên, bất chấp nỗ lực kiềm chế của cả chính phủ và các công ty truyền thông xã hội. Tại Anh, 70% người được hỏi đồng ý với câu “Tôi lo ngại về những gì là thật và những gì là giả trên internet”, tăng 12% so với năm ngoái.

Bản tường trình trên cho biết khoảng 25% trong số họ phản ứng bằng cách chuyển sang các nguồn tin tức “có uy tín” hơn, tỷ số này tăng lên 40% ở Mỹ. Dĩ nhiên, những gì tạo thành một nguồn tin tức có uy tín thì do người trả lời xác định.

  • Tác hại của fake news

Một người trả lời ở Anh, trong một cuộc phỏng vấn sâu, nói rõ quan điểm của cô:

“Tôi nghĩ rằng những hãng tin bạn có thể tin tưởng là những cơ quan đã có từ lâu, như BBC, the Guardian, Independent”.

Nhưng niềm tin vào tin tức đang giảm trên toàn cầu, đặc biệt sụt giảm mạnh ở Pháp, có lẽ do sự chia rẽ trong việc tường trình các cuộc biểu tình của nhóm Áo Vàng. Tại Anh, tỷ lệ tin vào tin tức giảm từ 51% năm 2015 xuống còn 40% trong năm nay. BBC vẫn đứng đầu bảng là nguồn tin đáng tin cậy nhất, cao hơn ITV News, Financial Times và Channel 4 News.

Nhưng tường trình của Digital News Report cảnh báo rằng các vấn đề phân cực như Brexit và biến đổi khí hậu đang khiến một số người đặt câu hỏi là BBC đang thúc đẩy hay chặn các chương trình nghị sự.

“Hầu hết sự sụt giảm niềm tin đến ngay sau cuộc trưng cầu dân ý ở EU”, một trong những tác giả của bản tường trình, Nic Newman, nói. “Mọi người cảm thấy các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các tổ chức tuyên bố là vô tư, không phản ánh quan điểm của họ.”

Đương nhiên, để thấy rõ bằng chứng của sự phân cực quan điểm chúng ta phải hướng đến Hoa Kỳ.

Ở đó, bản tường trình cho thấy những người tự nhận mình có khuynh hướng chính trị cánh tả giờ đây khá tin tưởng vào tin tức, chuyển sang các cơ quan truyền thông cấp tiến để xem quan điểm của họ về Donald Trump được phản ánh.

Trong khi đó, niềm tin vào tin tức của người Mỹ đã giảm xuống chỉ còn 9%, có lẽ do lời nói của Tổng thống Trump rằng một số cơ quan truyền thông là “kẻ thù của người dân”.

Nhưng giữa những dấu hiệu cho thấy sự khao khát tin tức đáng tin cậy, lại rất ít bằng cớ chứng tỏ mọi người sẵn sàng trả tiền cho báo chí có chất lượng. Tường trình của Digital News Report chỉ tìm thấy một gia tăng nhỏ trong số người trả tiền hoặc ghi danh là thành viên cho các trang mạng cung cấp tin tức, đa số tập trung ở các nước Bắc Âu.

Sợ tin giả, nhưng không muốn trả tiền cho tin thật
Sợ tin giả, nhưng không muốn trả tiền cho tin thật

Ở Mỹ sau cuộc bầu cử năm 2016, ngay sau khi Donald Trump đắc cử, số người đăng ký trả tiền cho tờ New York Times và Washington Post tăng vọt, nhưng đến giờ tỷ lệ người chịu chi trả cho tin tức ổn định ở mức 16%. Nhưng ở Anh chỉ 9% người đọc trả tiền cho tin tức trực tuyến.

Các công ty truyền thông đang thử nhiều các cách tiếp cận khác nhau, từ các khoản thanh toán đến các chương trình cung cấp thêm nội dung và sự kiện đặc biệt cho thành viên. Nhưng theo Digital News Report, có lẽ số người sẵn sàng trả tiền hàng tháng cho Netflix hoặc Spotify ngày càng đông hơn người trả tiền để xem tin tức.

Khi được hỏi họ sẽ chọn gì nếu họ chỉ trả tiền cho một dịch vụ trực tuyến hàng tháng duy nhất, 37% cho biết sẽ chọn dịch vụ video, 15% chọn âm nhạc và chỉ có 7% chọn tin tức.

Điều này có thể khiến một dịch vụ như Apple News Plus, cung cấp tin tức cho người đóng lệ phí hàng tháng trở ̉thành hấp dẫn hơn – mặc dù nhiều cơ quan truyền thông có thể sẽ phải cảnh giác khi đặt số phận mình vào tay một công ty công nghệ khổng lồ khác.

Giáo sư Rasmus Kleis Nielsen, thuộc Digital News Reports, nói: “Tin đáng mừng là những cơ quan truyền thông thực sự khác biệt, có giá trị và đáng tin cậy đang ngày càng thành công trong lãnh vực thương mại. Tin không vui là nhiều người thấy rằng phần lớn tin tức họ đọc không có giá trị, đáng tin cậy hay đáng để trả tiền.”

Nhưng ngay cả giữa những hoài nghi người đọc có về tin tức đọc trên truyền thông xã hội, nghiên cứu của Digital News Reports cho thấy mạng xã hội vẫn có ảnh hưởng lớn.

Ngày càng có nhiều người đọc tin tức từ điện thoại thông minh, và trong số người dưới 35 tuổi ở Anh, gần một nửa cho biết họ đọc tin từ những câu chuyện thông qua mạng xã hội thay vì dùng ứng dụng của một hãng tin.

Trong khi Facebook là một mạng xã hội quan trọng nhất về tin tức, ở một số quốc gia mọi người đang chuyển sang Instagram và WhatsApp. Tại Brazil, Malaysia và Nam Phi, khoảng nửa số người được hỏi nói WhatsApp là nguồn tin tức chính của họ. Nhiều người ở cùng nhóm tin với những người họ không quen biết, làm tăng khả năng truyền bá thông tin sai lệch.

Và chúng ta có nhớ ai sở hữu cả WhatsApp lẫn Instagram?

Vâng, Facebook, đúng vậy! Trong ba năm qua, ngành công nghiệp tin tức bị chi phối bởi sức mạnh phi thường của công ty do Mark Zuckerberg điều khiển, và ôm hy vọng các nhà quản lý và chính trị gia có thể phần nào kiềm chế Facebook hoặc một số đối thủ của Facebook có thể đánh bật nó.

Nhưng ngay trong lúc này thì có vẻ các chi nhánh khác nhau thuộc đế chế của Mark Zuckerberg đang có ảnh hưởng hơn bao giờ hết đối với tin tức tiếp cận hàng tỷ người, và các nhà báo sẽ phải sống với tình trạng đó.

Theo: BBC
Từ khóa: "Fake news" là gì?Cách nhận biết fake newsfake newssợ tin giảTác hại của “fake news”
Gia Hòa

Gia Hòa

Tôi là cây viết tự do, viết về các lĩnh vực giáo dục, sức khỏe và công nghệ, khoa học.

Related Posts

Tâm lý đàn ông tuổi 47 rất lạ, nhưng tại sao họ lại hành động lạ kỳ như vậy?
Lối sống

Tâm lý đàn ông tuổi 47 phụ nữ nên biết

29 Tháng Mười Hai, 2022
Ai có 5 nốt ruồi trên mặt này phúc nhiều tài rộng! Bạn có nó không?
Lối sống

Ai có 5 nốt ruồi trên mặt này phúc nhiều tài rộng! Bạn có nó không?

6 Tháng Mười Một, 2022
Tướng mặt phụ nữ tốt, có phúc khí nhất
Lối sống

Tướng mặt phụ nữ tốt, có phúc khí nhất

2 Tháng Mười Một, 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Lupus ban đỏ hệ thống là gì? Những cô gái trẻ đẹp là nhóm có nguy cơ cao, kiểm soát sớm căn bệnh này là quan trọng nhất

Lupus ban đỏ hệ thống là gì? Những cô gái trẻ đẹp là nhóm có nguy cơ cao, kiểm soát sớm căn bệnh này là quan trọng nhất

29 Tháng Ba, 2023
Loét miệng có thể là cảnh báo sớm của một căn bệnh nguy hiểm! Có "biện pháp" điều trị nào hiệu quả?

Loét miệng có thể là cảnh báo sớm của một căn bệnh nguy hiểm! Có “biện pháp” điều trị nào hiệu quả?

29 Tháng Ba, 2023
Các biểu hiện chính của viêm mũi dị ứng là gì?

Các biểu hiện chính của viêm mũi dị ứng là gì?

29 Tháng Ba, 2023
Tại sao bệnh nhân tăng huyết áp không thể ngừng thuốc một cách ngẫu nhiên?

Tại sao bệnh nhân tăng huyết áp không thể ngừng thuốc một cách ngẫu nhiên? Gặp phải 3 loại bệnh nhân đặc biệt này, có thể dừng lại

29 Tháng Ba, 2023
Trẻ em trong độ tuổi đi học chậm nói?

Trẻ em trong độ tuổi đi học chậm nói? Có lẽ có một mối nguy hiểm tiềm ẩn lớn! 

29 Tháng Ba, 2023

Đọc nhiều trong 24h qua

  • Cách tính tổng một dãy số liên tiếp

    Cách tính tổng một dãy số liên tiếp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 7 cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách xác định chủ ngữ vị ngữ lớp 4, 5

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cấu tạo của la bàn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 1kg tờ 500k bao nhiêu tiền?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ba ngôi sao thẳng hàng có ý nghĩa gì

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Toán lớp 2 em hãy tính hiệu của số nhỏ nhất có hai chữ số và số lớn nhất có một chữ số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách xác định thành phần câu lớp 4

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Công thức tính tỉ lệ bản đồ lớp 4

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Places To Go

© 2019 K&L Media Co.