Tác hại của fake news – tin tức giả, tin dỏm, tin đồn, tin nhảm, tin ngụy tạo… – không chỉ gieo rắc hoang mang cho cộng đồng mà thậm chí cả sinh mệnh của doanh nghiệp, sự nghiệp của một chính trị gia…
Fake news đã gây ra những bê bối lớn trong chính trị. Fake news thông tin sai lệch y tế thậm chí còn lấy đi cả mạng người.
Nhắm vào tâm lý cố hữu: ai cũng thích là “người đầu tiên” “biết” câu chuyện đó, fake news dễ dàng biến thành “tin thật” khi nó được tung ra đúng thời điểm mà cộng đồng hoặc xã hội đang quan tâm.
Như trường hợp vắc-xin. Một câu chuyện hư cấu bày tỏ mối lo ngại về vắc-xin có thể gây ra bệnh tự kỷ. Rồi thông tin lá cải nói rằng vắc-xin cho papillomavirus ở người gây ra động kinh và các tác dụng phụ khác. Hộ lý tiêm vắc-xin bại liệt ở Pakistan thường xuyên bị tấn công vì người dân nghĩ rằng vắc-xin này nhằm diệt chủng dân địa phương.
Bênh ung thư cũng là một con mồi khác của các bác sĩ online. Nhiều người trong số họ đang cố gắng kiếm tiền từ các liệu pháp thay thế. Mặc dù hầu hết mọi người đều biết rằng khối u ung thư là xấu, thì vẫn có những người ngây thơ tin rằng đó là cách cơ thể bạn đang chống chọi với các tế bào gây hại?
Một số người còn nói rằng phẫu thuật có nguy cơ làm lây lan các tế bào có hại. Họ còn cảnh báo rằng các loại thuốc kê theo toa làm cho cơ thể bị nhiễm axit, làm các tế bào đột biến bị mất kiểm soát.
Làm thế nào để phân biệt dẫn đến hạn chế tác hại của fake news? Sẽ được đề cập trong một bài viết khác./.