Reference.vn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Hôm nay mới biết » Tại sao lựu đạn có khía?

Tại sao lựu đạn có khía?

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Tại sao lựu đạn có khía?

Tại sao lựu đạn có khía?

Lựu đạn có khía là làm cho các mảnh kim loại văng ra như viên đạn và gây sát thương cho địch ngay sau khi lựu đạn phát nổ.

Khi nghĩ tới hình dáng của một quả lựu đạn, nhiều người hẳn sẽ liên tưởng đến hình ảnh những chiếc rãnh chạy dọc thân lựu đạn. Tất nhiên đó là loại lựu đạn ngày xưa và chúng thường có những rãnh xẻ dọc thân. Thoạt nhìn chúng giống như một quả dứa vậy. Từ lựu đạn có lẽ bắt nguồn từ tiếng Pháp có nghĩa là quả lựu, bởi vì hình dạng lồi lõm của lựu đạn đầu giống như quả đó.

Lựu đạn hiện nay không còn rãnh nữa mà thay vào đó là thiết kế trơn bóng. Tại sao lại có sự thay đổi như vậy và rãnh trên lựu đạn thực chất có tác dụng gì?

Thú vị thay, lựu đạn ngày xưa thực chất không hề có những chiếc rãnh này. Rãnh chỉ xuất hiện sau một lần cải tiến trong quá trình chiến đấu. Những người lính ban đầu chế tạo ra lựu đạn từ các vật dụng khác nhau như một chiếc lon và thuốc súng. Tuy nhiên vào năm 1915, William Mills, một kỹ sư, một nhà phát minh người Anh đã phát minh ra loại lựu đạn mới an toàn hơn với kíp nổ thủ công.

Theo Technology Review, cách sử dụng của loại lựu đạn này khá đơn giản. Bạn chỉ cần kéo kíp nổ để kích hoạt lựu đạn, sau đó ném về phía kẻ thù để tác động của vụ nổ và mảnh kim loại văng ra gây sát thương cho địch. Nhưng trái với nguyên lý đó, lựu đạn lúc đó không phải là một loại vũ khí có tính sát thương cao nhất. Bởi lẽ nó khá bé và khó chứa đủ lượng thuốc nổ có thể tăng phạm vi sát thương.

Mâu thuẫn lại nảy sinh khi người lính cần những quả lựu đạn đủ nhỏ và nhẹ để có thể mang theo người khi chiến đấu. Điều đó cũng đồng nghĩa, một quả lựu đạn nhỏ khó có thể tiêu diệt được số lượng lớn sinh lực địch nếu chỉ với lượng chất nổ mặc định.

Giải pháp được đưa ra lúc này là tạo thêm một lớp tấn công khác cho lựu đạn. Cụ thể là làm cho các mảnh kim loại văng ra như viên đạn và gây sát thương cho địch ngay sau khi lựu đạn phát nổ. Tất nhiên có những cách như trộn thêm vật kim loại sắc nhọn bên trong lựu đạn nhưng Mills đã quyết định sử dụng chính thân của một quả lựu đạn để làm vũ khí tấn công.

Đó là lý do Mills đã nghĩ ra cách khoét các rãnh để vỏ lựu đạn dễ dàng tách ra thành những mảnh kim loại sắc nhọn khó có thể đoán được.

Năm 1918, loại lựu đạn Mk2 của Mỹ xuất hiện trên chiến trường và nó cũng có rãnh khá sâu, chia bề mặt quả lựu đạn thành nhiều ô vuông. Nhiều quốc gia khác sau đó cũng áp dụng giải pháp thiết kế này.

Thế nhưng chỉ vài thập kỷ sau, con người lại chế tạo ra loại lựu đạn có thân trơn bóng? Tại sao lại có sự thay đổi như vậy?

Câu trả lời hóa ra lại rất đơn giản. Chỉ vì những chiếc rãnh kia không thực sự phát huy đúng tác dụng như mong đợi. Mills nhận thấy, lựu đạn phát nổ và vỡ thành từng mảnh ở những vị trí ngẫu nhiên thay vì nổ thành các mảnh hình vuông.

Nguyên nhân do lớp gang cấu tạo nên lựu đạn khá giòn. Khi phát nổ, chúng gần như trở thành bột sắt dưới sức ép của vụ nổ và không đủ sức gây ra sát thương cho kẻ thù. Chỉ có khoảng 1/3 thân lựu đạn có thể trở thành mảnh đạn và gây nguy hiểm.

Mặc dù vậy, lựu đạn có rãnh hiện nay vẫn khá phổ biến tại một số quốc gia. Những rãnh này cũng được cải tiến trở nên gọn gàng và có độ bám tốt hơn. Thậm chí đã có cải tiến tạo rãnh bên trong lựu đạn, giúp mảnh vỡ dễ dàng văng ra nhiều hơn.

Một số loại lựu đạn như M26, M33 và M67 đều có bề mặt hoàn toàn trơn nhẵn. Bên cạnh đó, chúng cũng nhẹ hơn đáng kể so với loại lựu đạn có rãnh. Cụ thể lựu đạn M67 (lựu đạn mỏ vịt) thế hệ mới nhẹ hơn khoảng 200 gram so với MK2 ngày xưa nhưng có bán kính sát thương lên tới 15m.

Như vậy có thể hiểu, việc cải tiến từ loại lựu đạn rãnh sang loại có thân trơn bóng là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu chiến đấu đòi hỏi sự gọn nhẹ nhưng vẫn có thể phát huy tốt nhất hiệu quả sát thương.

Từ khóa: GDQP 11 Bài 6lựu đạn mạnh nhấtSoạn QUỐC phòng 11 Bài 6 ngắn gồnTại sao đạn lại làm bằng đồngTại sao lựu đạn có khíaTóm tắt Bài 6 Giáo dục quốc phòng lớp 11tư thế đứng ném lưu đạn là tư thế ném?
KIM

KIM

KIM là một nhà báo. Tôi viết về các vấn đề kinh tế, xã hội và đôi khi cả du lịch. Sở thích đọc sách và nấu ăn cho gia đình.

Related Posts

Quy định vé tàu cho trẻ em 2023
Hôm nay mới biết

Quy định vé tàu cho trẻ em 2023

4 Tháng Mười, 2023
Chỉ huy Wagner hiện nay là ai? Cuộc gặp mặt với Putin đã hé lộ
Hôm nay mới biết

Chỉ huy Wagner hiện nay là ai? Cuộc gặp mặt với Putin đã hé lộ

30 Tháng Chín, 2023
5 vụ án khét tiếng nhất nước Mỹ
Hôm nay mới biết

5 vụ án khét tiếng nhất nước Mỹ (bao gồm cả vụ án mà bạn có thể nghĩ đã được giải quyết)

30 Tháng Chín, 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Quy định vé tàu cho trẻ em 2023

Quy định vé tàu cho trẻ em 2023

4 Tháng Mười, 2023
Cách tìm bội số của một số

Cách tìm bội số của một số

3 Tháng Mười, 2023
Khi nào không dùng that trong mệnh đề quan hệ

Khi nào không dùng that trong mệnh đề quan hệ

3 Tháng Mười, 2023
Mệnh đề quan hệ là gì? có mấy loại mệnh đề quan hệ?

Mệnh đề quan hệ là gì? có mấy loại mệnh đề quan hệ?

3 Tháng Mười, 2023
In the beginning và At the beginning khác gì nhau

In the beginning và At the beginning khác gì nhau

3 Tháng Mười, 2023

Đọc nhiều trong 24h qua

  • Một ngày trên trời bằng một năm trên trái đất, một ngày trên mặt trăng bằng một tháng trên trái đất, câu nói này có đúng không?

    Một ngày trên trời bằng một năm trên trái đất, một ngày trên mặt trăng bằng một tháng trên trái đất, câu nói này có đúng không?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tóm tắt cuộc phát kiến địa lý của Cô-lôm-bô

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách tính tổng một dãy số liên tiếp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vợ con Phạm Ngọc Thảo giờ ra sao?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ý nghĩa của cuộc phát kiến địa lý của Magellan

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Toán lớp 2 em hãy tính hiệu của số nhỏ nhất có hai chữ số và số lớn nhất có một chữ số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Giới thiệu ngắn gọn về kim tự tháp Ai Cập

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 7 đặc trưng cơ bản của sự sống

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách nhận biết tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch lớp 5

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Places To Go

© 2019 K&L Media Co.