Những thanh kiếm dài katana, nổi tiếng là loại kiếm của các võ sỹ samurai Nhật Bản, nay vẫn được những người thợ có giấy phép làm ra bằng các kỹ thuật truyền thống. Thép làm kiếm Nhật là loại thép nào?
Các cách chế tạo kiếm đã có từ hàng trăm năm nhưng như chương trình BBC Future Now gần đây tìm hiểu, các khoa học gia nay đang khám phá xem liệu loại kiếm này có thể đem lên dùng trong vũ trụ để đẽo gọt các mảnh thiên thạch được không.
Quá trình làm ra thứ vũ khí kỳ diệu này khá đặc biệt.
Thanh kiếm được tôi từ thép tamahagane, một loại thép truyền thống rất tinh khiết của Nhật.
Để có được thép này, ‘cát sắt’ (loại cát đen giàu sắt) được đem tôi luyện trong nhiều ngày nhằm đạt độ tinh khiết.
Trong quá trình tôi luyện, những người thợ rèn cũng sẽ cho thêm than vào với một tỷ lệ nhất định, sao cho carbon sẽ chiếm khoảng 1% thành phần, khiến thép đạt được độ bền tốt nhất.
Thợ làm kiếm dùng bùn than bọc ra bên ngoài thanh kiếm. Ở phần lưỡi kiếm sẽ được bọc lớp than mỏng nhưng càng lui về phía sống kiếm, lớp than sẽ càng dày. Việc này sẽ giúp kiểm soát được lượng nhiệt phân phối đều trên toàn thanh thép trong quá trình thép trong lò.
Thép tamahagane được nung nóng rồi làm lạnh, lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc này làm thay đổi cấu trúc phân tử thép.
Nhờ có lớp than bùn bọc bên ngoài trước khi nung nóng nên các phần khác nhau của thanh kiếm sẽ có cấu trúc tinh thể khác nhau.
Cụ thể, phần thép đặc biệt cứng, được gọi là martensite, sẽ là phần lưỡi kiếm, và phần mềm hơn nằm dọc theo sống kiếm.
Sự khác biệt trong cấu trúc tinh thể thép cũng khiến cho thanh kiếm cong lên, tạo thành hình dáng đặc trưng, đầy tính biểu tượng của kiếm katana.
Mỗi thanh kiếm cần mất một tháng để sản xuất, và phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau.

Đường sẫm màu – được gọi là ‘hamon’ – nằm ở giữa thanh kiếm, là nơi mà phần thép cứng nhất (nhưng cũng dễ gãy hơn) hợp giao với phần thép mềm hơn (nhưng mềm dẻo linh hoạt hơn).
Bên cạnh việc thanh kiếm có hình cong, đường sẫm màu này là sự kết hợp giữa hai phần, khiến thanh kiếm trở nên chắc và dẻo dai hơn.