Thư viện nào được coi là lớn nhất thế giới”? Đó là Thư viện Quốc hội Mỹ, cơ quan văn hóa liên bang lâu đời nhất Mỹ, đóng vai trò là bộ phận nghiên cứu của Quốc hội.
Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ được xây dựng ở thủ đô Washington tại một nơi tao nhã, phong cảnh rất đẹp. Thư viện này được sáng lập năm 1800. Sau đó nó hai lẩn bị đốt cháy trong chiến tranh rồi đến 1888 lại được xây dựng lại và chín năm sau công trình mới được hoàn thành.
Thư viện Quốc hội Mỹ là một công trình kiến trúc cao năm tầng ở trên một hình vuông diện tích tới 3 vạn m2. Trung tâm của hình vuông ấy là một phòng đọc cực to hình bát giác, đủ chỗ cho 250 người đọc, bốn chung quanh chia làm phòng đọc cho nghị viện, phòng đọc báo, phòng hội hoạ và phòng đọc cho người mù. Tổng số chỗ ngồi là 1500 chỗ.
Đến năm 1939 ở phía Đông thư viện chính lại xây dựng một thư viện phụ sáu tầng. Ngoài kho sách có thể tàng trữ 10 triệu cuốn, còn có phòng đọc, phòng mục lục… Số sách mà Thư viện Quốc hội Mỹ lưu trữ hết sức phong phú, đến mức hầu như có mọi cuốn sách. Thư viện có bộ sưu tập hơn 100 triệu mục, bằng hàng trăm ngôn ngữ khác nhau và hầu hết mọi định dạng – không chỉ sách và tạp chí, mà còn cả các bản in, bản vẽ, tài liệu chính phủ, ảnh, vi dạng, phim, bản ghi âm và video, bản thảo và các định dạng khác.
Tài liệu viết lâu đời nhất trong Thư viện là một bảng chữ hình nêm có niên đại từ năm 2040 trước Công nguyên. Bộ phận Châu Phi và Trung Đông của Thư viện có một bộ sưu tập các bảng chữ hình nêm của người Sumer; niên đại lâu đời nhất từ thời trị vì của Gudea of Lagash (2144-2124 TCN).
Tại đây có cả bài diễn văn nhận chức của Washington, vị Tổng thống thứ nhất của nước Mỹ và những bài diễn thuyết khi tranh cử của Tổng thống Mỹ qua các khoá.
Có những cuốn sách cổ xuất bản trước thế kỷ XVI. Lại có những tư liệu hội hoạ hiện đại đẩy đủ nhất của nước Mỹ, những cuộn băng thu gọn những tư liệu ghi âm, những bản nhạc, những phim điện ảnh và những sách in cho người mù, cũng như những sách có âm thanh. Nếu như đem các giá sách trong thư viện xếp liên tiếp với nhau thì sẽ có chiều dài hơn 500 km. Thư viện Quốc hội Mỹ dùng phương pháp quản lý hiện đại. Giữa thư viện chính, thư viện phụ và toà nhà lớn của Quốc hội đều có những phương tiện cơ giới để đưa sách đi, chỉ cần 45 giây là sách có thể được đưa tới tay độc giả. Tính trung bình cứ 10 giây lại có một cuốn sách hay một bản tư liệu được đưa tới toà nhà lớn của thư viên và cứ khoảng hai giây lại có một cuốn sách được nhập vào kho của thư viện từ trên thế giới.
Vào Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ có phải trả phí không?
Tất cả các tòa nhà của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đều vào cửa miễn phí. Tòa nhà Thomas Jefferson mở cửa từ Thứ Hai – Thứ Bảy, 8:30 sáng – 5 giờ chiều. Tòa nhà đóng cửa vào Chủ nhật hàng tuần và vào Ngày lễ Tạ ơn, Giáng sinh và Ngày đầu năm mới.
Phí đăng ký một cuốn sách với Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ là bao nhiêu?
Từ năm 2021, Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ đã tăng phí nộp hồ sơ đăng ký mượn sách lên $ 45 cho mỗi đơn. Các loại phí khác cũng tăng, như hồ sơ tài liệu, đăng ký bổ sung, dịch vụ tìm kiếm, chứng nhận hồ sơ và chứng chỉ bổ sung.
Có bao nhiêu cơ sở dữ liệu trong Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ?
“Một TB, hay terabyte, là khoảng 1,05 triệu MB. Tất cả dữ liệu trong Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ lên tới 15 TB”.
Có phải ai cũng có thể vào Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ không?
Thư viện Quốc hội Mỹ là thư viện nghiên cứu và sách chỉ được sử dụng trong khuôn viên của thư viện. Bất kỳ ai từ 16 tuổi trở lên đều có thể sử dụng các bộ sưu tập trong thư viện. Tất cả khách quen sử dụng phòng đọc và / hoặc bộ sưu tập của Thư viện phải có thẻ độc giả có ảnh.