Reference.vn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Sức khoẻ » Thuốc covid trẻ em

Thuốc covid trẻ em

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Thuốc covid trẻ em

Thuốc covid trẻ em

Thuốc covid trẻ em chủ yếu sử dụng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C, uống bù điện giải (oresol) và chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.

Theo thông tin Bộ Y tế cung cấp ngày 16/2/2022, tỷ lệ trẻ em dưới 18 tuổi mắc covid so với mắc chung toàn quốc có tỷ lệ là 19,2%, tử vong trẻ em là 0,42% so với tử vong chung. Trong đó, nhóm trẻ sơ sinh hay đang điều trị bệnh nền có nguy cơ tử vong cao nên cần đặc biệt chú ý. Chi tiết tại đây.

Theo TS.BS Phan Hữu Phúc, khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết trẻ em nhiễm Covid-19 chỉ ở thể nhẹ nhưng một số trẻ vẫn có thể bị diễn biến nặng, đặc biệt với những trẻ có các bệnh nền hoặc trẻ nhỏ, do sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch ở trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ.

Vậy cha mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị nhiễm covid và thuốc covid dành cho trẻ em gồm những gì?

Ngày 09/11/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5155/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em.

Theo Hướng dẫn này, phần lớn trẻ em mắc COVID-19 đều không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp cấp trên hoặc tiêu hóa (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%). 

Trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng. Trẻ mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỷ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn.

Hội chứng viêm hệ thống đa cơ quan ở trẻ mắc COVID-19 hiếm gặp, xảy ra chủ yếu ở 2-6 tuần sau nhiễm SARS-CoV-2, nhưng thường diễn tiến nặng và có thể gây tử vong….

Chi tiết dưới đây

Triệu chứng lâm sàng

– Thời gian ủ bệnh từ 2 – 14 ngày, trung bình là 4 – 5 ngày.

– Khởi phát: có một hay nhiều triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ, tuy nhiên trẻ thường không có triệu chứng.

+ Triệu chứng lâm sàng thường gặp: sốt 63%, ho 34%, buồn nôn/nôn 20%, ỉa chảy 20%, khó thở 18%, triệu chứng mũi họng 17%, phát ban 17%, mệt mỏi 16%, đau bụng 15%, triệu chứng giống Kawasaki 13%, không có triệu chứng 13%, triệu chứng thần kinh 12%, kết mạc 11% và họng đỏ 9%.

+ Các triệu chứng khác ít gặp hơn: tổn thương da niêm (hồng ban các đầu ngón chi, nổi ban da…); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).

– Tiến triển: hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1-2 tuần.

Khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh. Trong đó một số trẻ (khoảng 0,7%) cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như: hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, và hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Các yếu tố tiên lượng nặng trẻ béo phì, trẻ chậm phát triển, bại não, bệnh phổi mạn, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, tim bẩm sinh… Tỷ lệ tử vong ở trẻ rất thấp (<0,1%), hầu hết tử vong do bệnh nền.

Thời kỳ hồi phục: thường trong giai đoạn từ ngày thứ 7-10 ngày, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh.

Yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng

  • Trẻ đẻ non, cân nặng thấp.
  • Béo phì, thừa cân.
  • Đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá.
  • Các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản.
  • Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi…).
  • Bệnh thận mạn tính.
  • Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.
  • Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp)
  • Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần)
  • Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác
  • Các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải
  • Bệnh gan
  • Đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
  • Các bệnh hệ thống.

Mức độ nặng: Có một trong các dấu hiệu sau

– Trẻ có triệu chứng viêm phổi nặng, chưa có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng:

+ Thở nhanh theo tuổi kèm ≥ 1 dấu hiệu co rút lồng ngực hoặc thở rên (trẻ < 2th), phập phồng cánh mũi;

+ Thần kinh: trẻ khó chịu, quấy khóc, bú/ăn/uống khó.

– SpO2: 90 – < 94% khi thở khí trời.

– X-quang phổi có tổn thương dạng mô kẽ, kính mờ lan tỏa ≥ 50% phổi.

Điều trị bệnh mức độ nhẹ

Điều trị tại nhà hoặc cách ly tại cơ sở cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, của địa phương tùy từng thời điểm cụ thể.

Điều trị không dùng thuốc

  • – Nằm phòng cách ly, hoặc theo hướng dẫn cách ly tại nhà của Bộ Y tế.
  • – Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi.
  • – Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.
  • – Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.
  • – Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
  • – Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).
  • – Theo dõi:

+ Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt

+ Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.

Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế

* Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

– Thở nhanh

– Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống

– Khó thở, cánh mũi phập phồng

– Tím tái môi đầu chi

– Rút lõm lồng ngực

– SpO2 < 95%

Điều trị bằng thuốc

a) Kháng thể kháng vi rút

– Chỉ định:

+ Chỉ dùng cho trẻ ≥ 12 tuổi, và cân nặng ≥ 40 kg và có yếu tố nguy cơ cao diễn biến nặng (bệnh nền và không có chống chỉ định dùng thuốc), bệnh ở mức độ nhẹ/trung bình chưa phải hỗ trợ oxy VÀ:

+ Thời gian bị bệnh < 10 ngày và được sự đồng ý của người giám hộ.

– Thuốc: casirivimab liều 600 mg + imdevimab liều 600 mg, dùng liều duy nhất, (lọ thuốc đóng gồm 2 thuốc) pha với 50ml NaCL 0,9% hoặc glucose 5% tiêm TMC trong 20 – 60 phút. Có thể tiêm dưới da nếu không có điều kiện tiêm TM.

b) Điều trị hỗ trợ

– Hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,50 C, paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần mỗi 6 giờ.

– Thuốc điều trị ho: ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược.

– Có thể dùng vitamin tổng hợp và khoáng chất.

– Điều trị bệnh nền theo phác đồ nếu có.

Lưu ý: nếu không yên tâm với sức khỏe con bạn, hãy gọi cho cơ sở y tế. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống đông máu khi chưa được chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên mạng chỉ mang tính chất tham khảo.

Từ khóa: Covid ở trẻ em: tỷ lệ nhiễmthuốc covid trẻ emtrẻ em bị covid nên ăn gìtỷ lệ nhập viện
KIM

KIM

KIM là một nhà báo. Tôi viết về các vấn đề kinh tế, xã hội và đôi khi cả du lịch. Sở thích đọc sách và nấu ăn cho gia đình.

Related Posts

Hơi thở bị hôi do đâu?
Nha khoa

Hơi thở bị hôi do đâu? 5 bí quyết giúp bạn có hơi thở thơm tho và dễ chịu!

20 Tháng Ba, 2023
Phơi nắng qua cửa kính có bổ sung được canxi không?
Sức khoẻ

Phơi nắng qua cửa kính có bổ sung được canxi không?

18 Tháng Ba, 2023
Vì sao trẻ tử vong vì uống oresol pha quá đặc?
Sức khoẻ

Vì sao trẻ tử vong vì uống oresol pha quá đặc?

18 Tháng Ba, 2023

Bài viết mới

400-500 ngàn đồng một lọ canxi có phải là thuế IQ không?

400-500 ngàn đồng một lọ canxi có phải là thuế IQ không?

20 Tháng Ba, 2023
Hơi thở bị hôi do đâu?

Hơi thở bị hôi do đâu? 5 bí quyết giúp bạn có hơi thở thơm tho và dễ chịu!

20 Tháng Ba, 2023
Canh xương tôm không bổ sung canxi! Danh sách thực phẩm bổ sung canxi thực sự được đón nhận nồng nhiệt

Canh xương tôm không bổ sung canxi! Danh sách thực phẩm bổ sung canxi thực sự được đón nhận nồng nhiệt

18 Tháng Ba, 2023
Phơi nắng qua cửa kính có bổ sung được canxi không?

Phơi nắng qua cửa kính có bổ sung được canxi không?

18 Tháng Ba, 2023
Sinh em bé ban ngày hay ban đêm tốt hơn? Không phải mê tín dị đoan mà có cơ sở khoa học

Sinh em bé ban ngày hay ban đêm tốt hơn? Không phải mê tín dị đoan mà có cơ sở khoa học

18 Tháng Ba, 2023

Đọc nhiều trong 24h qua

  • Cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    7 cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách tính tổng một dãy số liên tiếp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Toán lớp 2 em hãy tính hiệu của số nhỏ nhất có hai chữ số và số lớn nhất có một chữ số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cấu tạo của la bàn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thế nào gọi là số tròn trăm?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ba ngôi sao thẳng hàng có ý nghĩa gì

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Đề Toán thi vào lớp 6 chuyên Ams 2022 và đáp án

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tòa Hình sự quốc tế là gì? Ai kiểm soát Tòa hình sự quốc tế?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách tính tổng dãy số: Dãy số cách đều

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Places To Go

© 2019 K&L Media Co.