Tiêm thuốc hãm dậy thì sớm là gì? Dậy thì do hormone kích hoạt quá trình dậy thì do đó để kìm hãm dậy thì sớm, tiêm thuốc là một giải pháp.
Dậy thì là một quá trình được khởi động khi tuyến yên tiết ra hormone báo hiệu cơ thể tăng cường sản xuất hormone sinh dục estrogen và progesterone (ở trẻ em gái) hoặc testosterone (ở trẻ em trai), kích hoạt sự phát triển của các đặc điểm sinh dục thứ cấp.
Đối với dậy thì sớm trung ương (nữ dưới 6 tuổi và nam trước 9 tuổi), các loại thuốc được gọi là chất tương tự GnRH là phương pháp điều trị tiêu chuẩn. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn các hormone đến từ tuyến yên kích hoạt quá trình dậy thì. Hầu hết trẻ em cần điều trị đều nhận được những loại thuốc này dưới dạng tiêm hoặc cấy ghép.
Tiêm thuốc hãm dậy thì sớm là gì? TS Bùi Phương Thảo – Phó trưởng khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết tiêm hormon phải được sự chỉ định cũng như theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa.
Những trường hợp nữ dưới 6 tuổi đã dậy thì, khi tiêm hormone làm kìm hãm dậy thì sớm sẽ có hai cái lợi. Về ngắn hạn, sẽ giúp ức chế phát triển các đặc tính sinh dục phụ như: kìm hãm sự phát triển của tuyến vú, lông mu, khả năng có kinh nguyệt… từ đó giúp trẻ tập trung vào việc học, hòa đồng cùng bạn bè, tránh bị xâm hại tình dục.
Còn về dài hạn, sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao sau này. Bởi, nếu không tiêm hormone thì xương bị ảnh hưởng, trực tiếp ở đây là tuổi xương phát triển trước tuổi thực.
Ví dụ một cháu bé dậy thì trước 6 tuổi, nếu không điều trị bằng cách tiêm hormon ức chế dậy thì thì sau này cháu sẽ chỉ cao 1,50m. Nhưng nếu điều trị thì cháu có thể cao thêm được 9 đến 10cm nữa
Còn đối với những trường hợp 6-8 tuổi, hoặc trên 8 tuổi, TS Thảo cho rằng, điều trị ức chế dậy thì không phải là nhất thiết. Nếu điều trị thì chỉ có thể giúp giải quyết được những vấn đề ngắn hạn như kìm hãm sự phát triển đặc tính sinh dục phụ, làm chậm thời gian phát triển tuyến vú, lông mu, còn về mặt cải thiện chiều cao thì không còn nhiều, thậm chí không có.
Tiêm thuốc hãm dậy thì sớm là gì? có những tác dụng phụ gì? TS Thảo cho rằng, bất kể biện pháp nào cũng có tính hai mặt. Chẳng hạn, trẻ phải chịu đau khi tiêm, có sự thay đổi nội tiết của trẻ, các tác dụng phụ hiếm khi xảy ra như đau đầu, bốc hỏa, nguy cơ nhiễm trùng chỗ tiêm. Bởi vậy trước khi áp dụng điều trị cho trẻ các bác sĩ cùng với gia đình cần phải bàn bạc về những cái được – cái mất.
Tham khảo thêm về Điều trị dậy thì sớm