Đây là các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á. Những thông tin về địa lý, lịch sử hình thành, tình hình kinh tế một cách ngắn gọn nhất:
Trung Quốc:
Lịch sử: Nền văn minh Trung Quốc có niên đại ít nhất từ năm 1200 trước Công nguyên Từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và trong hai thiên niên kỷ tiếp theo, Trung Quốc luân phiên giữa các thời kỳ thống nhất và chia rẽ dưới sự kế thừa của các triều đại đế quốc. Sau Thế chiến II, Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới thời MAO Trạch Đông đã thiết lập một hệ thống xã hội chủ nghĩa và hiện Trung Quốc phát triển đất nước Xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.
Địa lý: Trung Quốc nằm ở Đông châu Á, diện tích rất lớn, tổng cộng: 9.596.960 km2, trong đó đất 9.326.410 km2.
Do diện tích Trung Quốc lớn nên khí hậu nước này cực kỳ đa dạng; nhiệt đới ở phía nam đến cận Bắc Cực ở phía bắc.
Tài nguyên thiên nhiên cũng rất giàu có: than đá, quặng sắt, heli, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, asen, bismuth, coban, cadmium, ferrosilicon, gali, germanium, hafni, indium, liti, thủy ngân, tantali, tellurium, thiếc, titan, vonfram, antimon, mangan, magiê, molypden, selen, stronti, vanadi, magnetit, nhôm, chì, kẽm, các nguyên tố đất hiếm, urani, tiềm năng thủy điện (lớn nhất thế giới), đất canh tác.
Dân số: 1,4 tỷ người (năm 2021), trong đó 91% là người Hán.
Cơ cấu kinh tế:
Hiện nay, cơ cấu kinh tế của Trung Quốc vẫn dựa vào ba thành phần chính: công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Trong số đó, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm khoảng 55% GDP năm 2023. Đây là một xu hướng tăng trưởng nhờ vào sự phát triển của các dịch vụ tài chính, viễn thông và công nghệ thông tin.
Ngành công nghiệp chiếm khoảng 38% GDP, với trọng tâm vào các lĩnh vực sản xuất, bao gồm công nghệ cao và năng lượng tái tạo. Đáng chú ý, lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc, đặc biệt là các ngành như xe điện và pin mặt trời, đang phát triển mạnh mẽ nhờ đầu tư lớn vào các ngành công nghệ mới và năng lượng xanh.
Ngành nông nghiệp hiện chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, khoảng 7% GDP, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực nội địa và ổn định xã hội, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn.
Việc tái cơ cấu nhằm giảm phụ thuộc vào công nghiệp nặng và đầu tư bất động sản cũng là một trong những mục tiêu chiến lược mà Trung Quốc đang theo đuổi.
Nguồn: World Bank, CIA Factbook
Nhật Bản:
Lịch sử: Nhật Bản mở cửa cảng vào năm 1854 và bắt đầu hiện đại hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc khu vực. Sau thất bại trong Thế chiến II, Nhật Bản đã phục hồi để trở thành một cường quốc kinh tế và là đồng minh của Hoa Kỳ. Nhật hoàng vẫn giữ ngai vàng của mình như một biểu tượng của sự thống nhất quốc gia, nhưng các chính trị gia được bầu ra nắm giữ quyền quyết định, gọi là chế độ quân chủ lập hiến nghị viện.
Địa lý: Cũng nằm ở Đông Á, nhưng trên đới gãy của vỏ trái đất, thường xuyên chịu động đất, sóng thần.
Nhật có tổng diện tích 377.915 km2, trong đó đất liền 364.485 km2. Khí hậu nước này thay đổi từ nhiệt đới ở phía nam đến ôn đới mát mẻ ở phía bắc. Tài nguyên hầu như không có gì, ngoài cá.
Dân số: Hiện nay, dân số Nhật hơn 123 triệu người, trong đó người Nhật chiém 97,5%.
Kinh tế: Hiện Nhật Bản lànền kinh tế lớn thứ tư; định hướng thương mại và đa dạng hóa cao; mức nợ công cao; tiền lương thực tế giảm trong môi trường lạm phát; lãi suất ngân hàng trung ương gần bằng 0 kéo dài kết hợp với sự mất giá của đồng yên; du lịch phục hồi mạnh mẽ.
Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của Nhật Bản hiện nay khá đa dạng, với ba nhóm ngành chính là công nghiệp chế tạo, dịch vụ và nông nghiệp, trong đó dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất.
- Ngành dịch vụ: Đây là thành phần lớn nhất trong GDP Nhật Bản, đóng góp khoảng 70%. Dịch vụ tài chính, bảo hiểm, bất động sản và du lịch là các lĩnh vực nổi bật trong ngành này. Du lịch cũng đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt với lượng khách quốc tế đến Tokyo, Kyoto và Osaka.
- Ngành công nghiệp: Công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 20-30% GDP, với các ngành trọng điểm như sản xuất ô tô, điện tử, và robot công nghiệp. Các công ty lớn như Toyota và Sony dẫn đầu thế giới về công nghệ và năng lực sản xuất trong các lĩnh vực này. Ngoài ra, Nhật Bản còn nổi bật về công nghệ sinh học và công nghiệp đóng tàu.
- Ngành nông nghiệp: Nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong GDP, khoảng 1%, do diện tích đất canh tác hạn chế. Tuy nhiên, nhờ áp dụng công nghệ cao, ngành nông nghiệp Nhật Bản đạt năng suất cao, chủ yếu tập trung vào trồng lúa, chăn nuôi, và thủy sản.
Bên cạnh các lĩnh vực chính, Nhật Bản còn đối mặt với một số thách thức như già hóa dân số, giảm phát, và thiếu hụt lao động. Để đối phó, nước này đẩy mạnh đổi mới công nghệ, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế qua các hiệp định thương mại và tăng cường đầu tư vào R&D để duy trì sức mạnh kinh tế toàn cầu.
Nguồn: Wikipedia, Aloha Education, Izumi Education.
Việt Nam
Lịch sử: Việt Nam có bề dày hàng ngàn năm lịch sử, trong đó phần lớn thời gian sống dưới sự tăm tối của Bắc thuộc và chế độ phong kiến. Thực dân Pháp bắt đầu đến Việt Nam vào năm 1858 và biến đất nước này thành một phần của Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1887. Việt Nam đã đánh bại quân đội Pháp vào năm 1954, đất nước bị chia cắt thành hai nửa Nam Bắc. Việt Nam đã đánh bại đế quốc Mỹ, thống nhất vào năm 1975 nhưng sau đó trì trệ về kinh tế cho đến năm 1986, khi đất nước theo đuổi một nền kinh tế thị trường hơn.
Địa lý: Việt Nam nằm ở Đông Nam châu Á, có tổng diện tích: 331.210 km2 trải dài từ bắc xuống nam với diện tích đất 310.070 km2.
Việt Nam nằmtrong khu vực khí hậu nhiệt đới ở phía nam; gió mùa ở phía bắc với mùa mưa nóng (tháng 5 đến tháng 9) và mùa khô ấm (tháng 10 đến tháng 3)
Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam chủ yếu là antimon, phosphat, than, mangan, nguyên tố đất hiếm, bauxit, cromat, các mỏ dầu khí ngoài khơi, gỗ, thủy điện, đất canh tác.
Dân số Việt Nam hiện nay 105 triệu người, với hơn 85% là người Kinh.
Kinh tế: nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Đông Nam Á thu nhập trung bình thấp; tăng trưởng kinh tế nhanh chóng kể từ khi cải cách Đổi Mới; tăng trưởng mạnh mẽ về đầu tư và năng suất; trung tâm du lịch và sản xuất; là bên ký kết các hiệp định tự do kinh tế; giảm nghèo.
Khu vực dịch vụ: Chiếm tỷ trọng lớn nhất với 42,54%, nhờ sự tăng trưởng mạnh của các ngành như thương mại, du lịch, bán buôn và bán lẻ. Giá trị tăng thêm của khu vực này đạt mức tăng 6,82%, đóng góp 62,29% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế
Khu vực công nghiệp và xây dựng: Đóng góp 37,12% vào cơ cấu GDP, tuy nhiên tăng trưởng chỉ đạt 3,74% trong năm do gặp nhiều khó khăn từ nhu cầu toàn cầu suy giảm. Các ngành chế biến, chế tạo, và cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải có đóng góp tích cực, trong khi khai khoáng giảm nhẹ
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Chiếm 11,96% tổng GDP. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, nhưng khu vực này tăng trưởng 3,83%, tiếp tục là trụ đỡ cho nền kinh tế nhờ vào sự phát triển của nông sản xuất khẩu và các mô hình nông nghiệp công nghệ cao