Những phút tỉnh táo cuối đời (Hồi quang phản chiếu): Vì sao người ta đột nhiên trở nên minh mẫn trước khi qua đời?
Vài khoảnh khắc trước khi chết, những bệnh nhân thậm chí đã bị mất trí nhớ, đã quên cả tên của mình trong nhiều năm, đột nhiên lại nhận ra các thành viên trong gia đình và nói chuyện với họ một cách lưu loát. Những trường hợp tương tự có rất nhiều… điều đó lý giải như thế nào?
Linh hồn và thể xác
Những người bị tâm thần phân liệt, bệnh Alzheimer hoặc trí nhớ suy giảm, hay xuất hiện một khoảnh khắc minh mẫn trước khi chết. Trí nhớ của họ quay trở về, tâm trí của họ hoạt động mạch lạc và điều này xẩy ra ngay cả với người bị hỏng não.
Những bệnh nhân không thể nhớ tên của mình trong nhiều năm, đột nhiên nhận ra người thân, nói chuyện với họ không có bất kỳ trở ngại nào về quá khứ, hiện tại và tương lai. Đến nay, hiện tượng này vẫn còn quá bí ẩn đối với khoa học hiện đại: chỉ vài giả thuyết được đưa ra.
Scott Haig M.D. đã viết một bài trên Tạp chí Time Magazine, kể về một trong những bệnh nhân của ông, David, người có một khối u di căn trong não, vài tuần trước khi chết David đã không thể nói và cử động, nhưng anh đã có sự hồi tỉnh minh mẫn ngắn ngủi trước khi chết: hoàn toàn tỉnh táo trong 5 phút cuối để nói lời vĩnh biệt với gia đình. Kiểm tra não cho thấy “não của David đã gần như không còn”.
“David tỉnh lại để nói lời vĩnh biệt với gia đình không phải nhờ não của anh ta”, Haig cho biết. “Não anh ta đã bị hỏng. Di căn đã lan đến tất cả các mô não, và hủy hoại toàn bộ não. Thực tế não không còn đó nữa”
“Điều làm bệnh nhân tỉnh táo lại…chính là tâm trí của anh ta lướt qua bộ não hỏng; Nỗ lực cuối cùng của người cha để an ủi gia đình mình”.
Còn các nhà khoa học khác đang tìm kiếm nguyên nhân sinh lý cho hiện tượng thường được gọi là sự hồi tỉnh trước khi chết này.
Tiến sĩ Michael Nahm, Bruce Greyson và Emily Williams Kelly là những nhà khoa học của Đại học Virginia. Năm 2012, cùng với tiến sĩ Elendur Haraldsson của Đại học Iceland, họ đã đăng một bài nghiên cứu với tiêu đề “Những phút tỉnh táo cuối đời: nghiên cứu xem xét các ca bệnh” trong hồ sơ lưu trữ Lão khoa và Lão bệnh học.
Xem xét những bệnh nhân xuất hiện hiện tượng tỉnh táo trước khi chết, thì thấy họ ở trong những trạng thái sinh lý rất khác nhau; điều này gợi ý đến nhiều cơ chế đang hoạt động, chứ không đơn giản như khoa học vốn nghĩ mọi thứ xuất phát từ đại não…
Các nhà nghiên cứu viết: “Cho đến nay, chúng tôi cho rằng không thể mô tả một cách đầy đủ các cơ chế chịu trách nhiệm về sự hồi tỉnh minh mẫn trước khi chết.
Những bệnh nhân bị ngắt kết nối với các thiết bị hỗ trợ sự sống, vẫn xuất hiện một sự hồi sinh rõ ràng ngay trước khi chết, khi huyết áp không còn được duy trì, khi mọi thứ đã thực sự hỏng. Điều này có nghĩa là có một “tâm trí” thực sự, như một linh hồn độc lập, tồn tại hoàn toàn độc lập riêng biệt với cái thể xác đang hỏng hóc hoàn toàn nằm ở kia…”
Mặc dù chưa được báo cáo về tình trạng tỉnh táo của những bệnh nhân này, nhưng nó cho thấy thần kinh ở các trạng thái trước khi chết có thể phức tạp hơn nhiều so với người ta vẫn thường nghĩ”.
Một số trường hợp hồi tỉnh trước khi chết
“Một bà lão bị mất trí nhớ, đã gần như câm lặng và không nhận biết ra ai nữa…đến một ngày, rất bất ngờ, bà gọi cho con gái, cảm ơn con vì tất cả mọi thứ … bà trò chuyện thân mật trên điện thoại với các cháu của mình, vĩnh biệt chúng, và bà chết ngay sau đó”, theo trình bày của Batthyany tại hội nghị IANDS.
Tiến sĩ Namh và các đồng nghiệp đã báo cáo một trường hợp từ năm 1840 được ghi nhận trong một văn bản y tế, “Một phụ nữ 30 tuổi được chẩn đoán bị bệnh “u sầu thất thường, được nhập viện tại một bệnh viện tâm thần. Cô đã trở nên điên rồ ngay sau đó.
Trong bốn năm, cô sống trong một trạng thái lẫn lộn không biết gì. Đến một ngày, cô bị ốm, sốt cao, và từ chối quyết liệt được chăm sóc.
Sức khoẻ của cô suy kiệt nhanh chóng. Nhưng cơ thể yếu đi bao nhiều thì tình trạng tinh thần lại tốt lên bấy nhiều.
Hai ngày trước khi qua đời, cô hoàn toàn minh mẫn. Cô ấy nói một cách thông minh, khúc triết rõ ràng dường như vượt quá trình độ của bản thân.
Cô rất lo lắng về tình trạng của những người thân của mình, khóc và hối hận về việc đã từ chối được chăm sóc. Cô ấy đã ra đi ngay sau đó”.
Một trường hợp khác được Tiến sĩ Nahm tìm thấy trong ghi chép của A. Marshall trong cuốn sách “The Morbid Anatomy of the Brain in Mania và Hydrophobia”: “Marshall (1815) đã báo cáo trường hợp của một bệnh nhân điên rất hung hăng, mất trí nhớ đến mức không còn nhớ tên của mình.
Khi ông ốm nặng sau hơn 10 năm trong viện tâm thần, ông trở nên trầm tĩnh hơn. Vào đêm trước khi chết, ông rất tỉnh táo và yêu cầu được gặp linh mục.
Ông đã lắng nghe một cách chăm chú và dường như hy vọng Đức Chúa Trời xót thương linh hồn của mình.
Mặc dù Marshall không nêu chi tiết trạng thái tinh thần của bệnh nhân, bản ghi chép cho thấy trí nhớ của người bệnh này dường như đã hồi tỉnh lại”.