Reference.vn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Giáo dục » Toán » Toán chuyển động cùng chiều lớp 5 và cách giải

Toán chuyển động cùng chiều lớp 5 và cách giải

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Toán chuyển động cùng chiều lớp 5 và cách giải

Toán chuyển động cùng chiều lớp 5 và cách giải

Toán chuyển động cùng chiều lớp 5 là một trong số 6 dạng toán chuyển động, hay toán vận tốc, thời gian, quãng đường học từ nửa cuối học kỳ II.

Đây là dạng toán rất trừu tượng, nên lớp 5 học chỉ sơ qua – trừ dành cho học sinh khá và giỏi – lên cấp 2 các em sẽ học kỹ hơn. Tuy nhiên, các học sinh khá giỏi vẫn có thể rèn luyện các dạng toán chuyển động để thử sức. Dưới đây là dạng toán chuyển động cùng chiều và phương pháp giải bài toán này.

Toán chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng thời điểm, khác vị trí

Xe thứ nhất có vận tốc v1, xe thứ hai có vận tốc v2 (coi v1 > v2)

Hai xe xuất phát cùng lúc từ hai vị trí cách nhau quãng đường là S

  • Tìm hiệu vận tốc v = v1 – v2
  • Tìm thời gian để hai xe gặp nhau: t = S : v
  • Hai xe gặp nhau lúc: Thời điểm khởi hành + thời gian đi đến chỗ gặp nhau t.
  • Vị trí gặp nhau cách A: X = v1 x

Ví dụ 1: Lúc 12 giờ trưa một ô tô xuất phát từ A với vận tốc 60 km/giờ và dự kiến đến B lúc 3 giờ 30 phút chiều. Cùng lúc đó từ địa điểm C trên đường từ A đến B và cách A 40km, một người đi xe máy với vận tốc 45 km/giờ cũng đi về B. Hỏi lúc mấy giờ thì hai xe gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao xa?

Hướng dẫn gỉai:

Thời gian hai xe đi để đuổi kịp nhau là:

40 : (60 – 45) = 8/3 (giờ)

Đổi: 8/3 giờ = 2 giờ 40 phút

Thời điểm hai xe gặp nhau là: 

12 giờ  + 2 giờ 40 phút = 14 giờ 40 phút

Quãng đường từ A đến địa điểm gặp nhau là:

60 x 8/3 = 160 (km)

Đáp số: 14 giờ 40 phút; 160km

Bài tập tự luyện:

Bài 1. Một xe máy đi từ C đến B với vận tốc 36 km/giờ cùng lúc đó một ô tô đi từ A cách C 45 km đuổi theo xe máy với vận tốc 51 km/giờ. Tính thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy. 

Bài 2. Vừ đi ngựa với vận tốc 11 km/giờ. Đúng lúc đó Lềnh đi bộ với vận tốc 5 km/giờ và đi cùng chiều với Vừ. Biết rằng khi bắt đầu đi Lềnh cách Vừ một quãng dường dài 8 km. Hỏi sau bao nhiêu phút Vừ đuổi kịp Lềnh.

Bài 3. Hai ô tô ở A và B cách nhau 45 km/giờ cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều về phía C. Sau 3 giờ ô tô đi từ A đuổi kịp ô tô đi từ B và gặp nhau tại C.

            a. Tìm vận tốc của mỗi ô tô, biết tỷ số vận tốc của hai ô tô là 2.

            b. Tính quãng đường BC.

Bài 4. Quãng đường AB dài 60 km. Có hai ô tô cùng xuất phát một lúc ở A và ở B, đi cùng chiều về phía C. Sau 4 giờ ô tô đi từ A và đuổi kịp ô tô đi từ B.  

            a. Tìm vận tốc của mỗi ô tô, biết tỉ số vận tốc của hai ô tô là 3/4

            b. Tính quãng đường BC.

Bài 5. Hai xe ô tô khởi hành cùng một lúc, một tại A và một tại B để đi về C. A cách B 60 km và B nằm giữa A và C. Vận tốc C đi từ A là 80 km/giờ còn xe đi từ B có vận tốc 65 km/giờ. Hai xe đến C cùng một lúc. Tính khoảng cách BC.

Toán chuyển động cùng chiều, xuất phát khác thời điểm, cùng vị trí

Hai xe chuyển động cùng chiều, xuất phát từ cùng 1 vị trí. Xe thứ hai xuất phát trước xe thứ nhất thời gian tO,  sau đó xe thứ nhất đuổi theo thì thời gian đuổi kịp nhau là:

  • Tìm hiệu vận tốc: v = v1 – v2
  • Tìm quãng đường xe thứ hai đi trước: s = to x v2
  • Thời gian hai xe gặp nhau là: t = s : v (khoảng cách hai xe : hiệu vận tốc)

Ví dụ 1: Lúc 6 giờ sáng một xe tải khởi hành từ A với vận tốc 40 km/giờ đi về B. Sau 1 giờ 30 phút một xe du lịch cũng khởi hành từ A với vận tốc 60 km/giờ và đuổi theo xe tải. Hỏi lúc mấy giờ thì hai xe gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu ki-lô-mét? Biết rằng quãng đường AB dài 200km. 

Hướng dẫn giải:

Đổi: 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ

Quãng đường xe tải đi trước xe du lịch là:

40 x 1,5 = 60 (km)

Thời gian xe du lịch chạy để đuổi kịp xe tải là:

60 : (60 – 20) = 3 (giờ)

Thời điểm hai xe gặp nhau là:

6 giờ + 1 giờ 30 phút + 3 giờ = 10 giờ 30 phút

Quãng đường từ A đến chỗ gặp nhau là:

60 x 3 = 180 (km)

Đáp số: 10 giờ 30 phút, 180km

Ví dụ 2: Lúc 7 giờ sáng Hồng đạp xe từ nhà lên huyện. Một giờ sau Hồng tăng vận tốc thêm 5 km/giờ. Cùng lúc đó bố đi xe máy đuổi theo Hồng với vận tốc gấp 3,5 lần vận tốc lúc đầu của Hồng. Khi lên đến huyện thì hai bố con gặp nhau. Tính quãng đường từ nhà lên huyện. Biết rằng vận tốc của Hồng lúc đầu, vận tốc của Hồng sau khi tăng và vận tốc của bố là 60 km/giờ. 

Hướng dẫn giải:

Ta có sơ đồ:

Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 2 + 7 = 11 (phần)

Vận tốc lúc đầu của Hồng là: (60 – 5) : 9 x 2 = 10 (km/giờ)

Vận tốc của Hồng sau khi tăng là: 10 + 5 = 15 (km/giờ)

Vận tốc của bố là:

10 x 3,5 = 35 (km/giờ)

Khi bố xuất phát thì Hồng đã đi được quãng đường là:

10 x 1 = 10 (km)

Thời gian để bố đi đến khi gặp nhau là:

10 : (35 – 15) = 0,5 (giờ)

Quãng đường từ nhà lên huyện là:

35 x 0,5 = 17,5 (km)

Đáp số: 17,5km

Bài tập tự luyện:

Bài 1. Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 37 phút với vận tốc 36 km/h. Đến 11 giờ 7 phút một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 54 km/h. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ?

Bài 2.  Lúc 6 giờ một ô tô chở hàng đi từ A với vận tốc 45 km/giờ. Đến 8 giờ một ô tô du lịch cũng đi từ A với vận tốc 60 km/giờ và đi cùng chiều với ô tô chở hàng. Hỏi đến mấy giờ thì ô tô du lịck đuổi kịp ô tô chở hàng?

Bài 3. Lúc 7 giờ một ô tô chở hàng đi từ A với vận tốc 40 km/giờ. Đến 8 giờ 30 phút một ô tô du lịch cũng đi từ A với vận tốc 65 km/giờ và đi cùng chiều với ô tô chở hàng. Hỏi đến mấy giờ thì ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng.

đi một mình thì sẽ đến địa điểm đó sớm hơn 96 phút.

Bài 4.  Lúc 6 giờ một xe tải khởi hành từ A với vận tốc 40km/h đi về B. Sau 1giờ 30 phút 1 xe du lịch cũng khởi hành từ A với vận tốc 60km/giờ và đuổi theo xe tải. Hỏi lúc mấy giờ thì hai xe gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu km, biết quãng đường AB dài 200km.

Bài 5. Lúc 6 giờ sáng một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 18km/h. Lúc 9 giờ một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 45km/h. Hỏi

a) Xe máy đuổi kịp xe đạp lúc mấy giờ?

b) Nơi đó cách A bao nhiêu km?

Bài 6. Lúc 5 giờ sáng một xe khách xuất phát từ bến A để đến bến B với vận tốc 40km/giờ. Lúc 7 giờ kém 15 phút, 1 ô tô con cũng xuất phát từ A đến B với vận tốc 55km/h. Hỏi ô tô con đuổi kịp ô tô khách vào thời điểm nào?

Bài 7. Một người đi xe đạp với vận tốc 15km/giờ và 1 ô tô đi với vận tốc 45km/giờ, cùng khởi hành lúc 6 giờ sáng từ A để đến B. Lúc 6 giờ 45 phút, một xe máy cũng xuất phát từ A để đến B với vận tốc 35km/h. Hỏi trên đường AB vào lúc mấy giờ thì xe máy ở chính giữa khoảng cách giữa xe đạp và ô tô?

>> Toán chuyển động ngược chiều lớp 5 và cách giải

Từ khóa: hay toán vận tốcthời gianToán chuyển động cùng chiều lớp 5 là một trong số 6 dạng toán chuyển động
Gia Hòa

Gia Hòa

Tôi là cây viết tự do, viết về các lĩnh vực giáo dục, sức khỏe và công nghệ, khoa học.

Related Posts

Toán chuyển động ngược chiều lớp 5
Toán

Toán chuyển động ngược chiều lớp 5 và cách giải

16 Tháng Hai, 2023
Các dạng toán vận tốc lớp 5 và cách giải
Toán

Các dạng toán vận tốc lớp 5 và cách giải

16 Tháng Hai, 2023
Cách đếm hình tam giác nhanh nhất
Toán

Cách đếm hình tam giác nhanh nhất

29 Tháng Mười Hai, 2022

Bài viết mới

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất

23 Tháng Ba, 2023
Cách làm canh đậu phụ siêu ngon

Cách làm canh đậu phụ siêu ngon, giàu dinh dưỡng, thơm ngon mịn màng, ngay cả trẻ kén ăn cũng thích ăn

23 Tháng Ba, 2023
Toàn bộ trình tự bộ gen tiết lộ bí ẩn về cái chết của Beethoven

Toàn bộ trình tự bộ gen tiết lộ bí ẩn về cái chết của Beethoven

23 Tháng Ba, 2023
Men, bột nở và muối nở khác gì nhau? Chúng có thể được sử dụng cùng nhau không? 

Men, bột nở và muối nở khác gì nhau? Chúng có thể được sử dụng cùng nhau không? 

22 Tháng Ba, 2023
Vì sao đàn ông ngoại tình thường được “tha thứ”, còn phụ nữ ngoại tình lại không được dung thứ?

Vì sao đàn ông ngoại tình thường được “tha thứ”, còn phụ nữ ngoại tình lại không được dung thứ?

22 Tháng Ba, 2023

Đọc nhiều trong 24h qua

  • Thế nào gọi là số tròn trăm? Số tròn trăm là số có 3 chữ số, trong đó chữ số hàng trăm khác 0, số hàng chục và số hàng đơn vị bằng 0 (hay là số có tận cùng là 2 chữ số 0).

    Thế nào gọi là số tròn trăm?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách tính tổng một dãy số liên tiếp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 7 cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cấu tạo của la bàn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Toán lớp 2 em hãy tính hiệu của số nhỏ nhất có hai chữ số và số lớn nhất có một chữ số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Đề Toán thi vào lớp 6 chuyên Ams 2022 và đáp án

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ba ngôi sao thẳng hàng có ý nghĩa gì

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tả cây bóng mát ngắn nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách xác định chủ ngữ vị ngữ lớp 4, 5

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Places To Go

© 2019 K&L Media Co.