Tor M2 là vũ khí gì của Nga? Tor (Torus) là một hệ thống tên lửa phòng không của Liên Xô. Nó được biết đến ở phương Tây với tên gọi SA-15 hoặc Gauntlet.
Hệ thống SAM này bắt đầu được phát triển vào năm 1975. Nó được phát triển như một sự kế thừa của Osa (SA-8 Gecko). Mục tiêu chính là bắn hạ tên lửa hành trình phóng từ trên không. Nó được đưa vào trang bị cho Quân đội Liên Xô vào năm 1986. Sau khi Liên Xô sụp đổ, các hệ thống tên lửa này đã được chuyển giao cho Nga, Ukraine và có thể cả Belarus. Hiện nay Quân đội Nga đang vận hành 172 hệ thống loại này. Nó đã được xuất khẩu sang Síp (6), Ai Cập (16), Hy Lạp (25), Iran (29), Venezuela (12) và một số quốc gia khác.
Hệ thống này có thể tấn công mọi loại mục tiêu trên không hiện đại. Nó được sử dụng để chống lại máy bay, trực thăng, UAV, nhiều loại tên lửa và vũ khí dẫn đường chính xác. Tor cũng có thể phát hiện và đánh chặn tên lửa chống bức xạ. Về cơ bản, nó tiêu diệt các mục tiêu mà hệ thống phòng không tầm xa và tầm trung không thể đánh trúng.
Toàn bộ các thành phần của tổ hợp Tor, gồm bệ phóng, radar cảnh giới, dẫn bắn và trung tâm chỉ huy đều được đặt trên xe bánh xích có độ việt dã cao.
Các tên lửa của hệ thống này có thể tiêu diệt mục tiêu ở bán kính 12 km và độ cao 10km. Đặc biệt, quá trình phát hiện, phân loại và tìm kiếm mục tiêu được thực hiện hoàn toàn tự động, người thao tác chỉ việc ấn nút khai hỏa.
Những năm gần đây, Nga đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc nâng cấp Tor – tức Tor-M2, giúp Tor chống lại máy bay không người lái hiệu quả hơn. Nhà phát triển đã gia tăng số lượng vũ khí trang bị của hệ thống phòng không Tor-M2 (từ 8 lên 16 tên lửa chuyên dụng) và chế tạo radar mới giúp nó phát hiện các mục tiêu nhỏ nhất trên không trung.
Tor-M2 ban đầu được chế tạo nhằm mục đích hỗ trợ và bảo vệ quân đội trong cuộc hành quân, vì các đường ray của bánh xích giúp nó có khả năng vượt qua bất kỳ chướng ngại vật tự nhiên nào, chẳng hạn như các vùng biên giới, những con đường gồ ghề, có địa thế hiểm trở.
Một hệ thống phòng không đi kèm với các đơn vị bộ binh trong tuyến phòng thủ đầu tiên cần phải có khả năng bắn hạ các mục tiêu nhỏ trên không bằng vũ khí trên máy bay. Đặc biệt nếu UAV được gắn bom chùm.

Một trong những việc nâng cấp được thực hiện với hệ thống phòng không Tor được thông báo công khai cho đến thời điểm hiện tại, chính là chuyển đổi theo kết cấu module. Nói một cách đơn giản, các bộ phận của hệ thống có thể được tháo lắp tùy chỉnh. Bệ phóng tên lửa và radar bên trong có thể được gắn trên bất cứ phương tiện nào và bắn hạ các mục tiêu từ trên cao.
Rất khó để tìm được một hệ thống phòng không tương tự như Tor-M2 ở nước ngoài.
Tor-M2 có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở góc quan sát 360 độ xung quanh nó, trong khi các hệ thống phòng không khác (chẳng hạn như Patriot của Mỹ) chỉ có thể phát hiện mục tiêu ở góc quan sát 180 độ.
Bên cạnh đó, hệ thống Tor cũng cơ động hơn. Nó có thể bắn hạ mục tiêu khi đang di chuyển, trái lại Patriot phải dừng lại và chuẩn bị cho một trận chiến. Điều đó sẽ khiến nó mất nhiều thời gian hơn khi tiêu diệt mục tiêu.
Tuy vậy, hạn chế của Tor-M2 là chỉ có thể bắn trúng các mục tiêu cách xa 16km, trong khi tầm bắn của Patriot lên đến 180km.