Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu trong câu.
Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào ?, Ở đâu ?, Vì sao ?, Để làm gì ?
Các loại trạng ngữ:
+ Trạng ngữ chỉ thời gian: chỉ thời gian, thời điểm Ví dụ: Mùa hè, ve kêu râm ran
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn: địa điểm, vị trí
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: lý do
+ Trạng ngữ chỉ mục đích: mục tiêu hướng tới
+ Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức
Số lượng trạng ngữ trong câu:
Một câu có 1 hoặc nhiều trạng ngữ
Vị trí trạng ngữ:
Trạng ngữ thường đứng đầu câu: ví dụ: Hôm nay, mẹ đi công tác xa
Trạng ngữ có thể đứng giữa câu. Ví dụ: con bìm bịp, bằng chất giọng trầm ấm, ngọt ngào, báo hiệu mùa xuân
Trạng ngữ có thể đứng cuối câu. Ví dụ: Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp
Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ trong câu:
Trạng ngữ thường ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy.
Tác dụng của trạng ngữ:
Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?
Bài tập minh họa kèm đáp án:
Bài 1: Xác định về trạng ngữ và cho biết ý nghĩa
a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.
=> Trạng ngữ chỉ thời gian: Khi mùa thu sang
Tn chỉ nơi chốn: khắp nơi
b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.
=> Trạng ngữ chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết
Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa
c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.
=> Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan
d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.
=> Trạng ngữ chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt
e. Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.
=> Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức: Bằng đôi cánh dang rộng
Bài 2: Đặt câu theo yêu cầu
1. Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn
Ví dụ: Trên sân trường, học sinh đang chơi đùa.
2. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân
Ví dụ: Hôm qua, vì mưa, con đường bị ngập.
3. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích, bắt đầu bằng từ “vì”
Ví dụ: Vì Tổ Quốc, các chiến sĩ sẵn sàng hi sinh.