Truyền nhầm nhóm máu là gì? Truyền nhầm máu là việc truyền máu nhóm khác không được phép truyền cho bệnh nhân, chẳng hạn lấy máu nhóm A truyền cho bệnh nhân có nhóm máu B.
Người nhóm máu A có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu A, hoặc những người mang nhóm máu AB, có thể nhận truyền máu từ những người cho mang nhóm máu O.
Người có nhóm máu B có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B, hoặc cho những người có nhóm máu AB, người máu nhóm B cũng có thể an toàn nhận truyền máu từ những người cho mang nhóm máu O.
Những người có nhóm máu AB có thể chấp nhận máu từ bất cứ ai. Tuy nhiên, vì sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB, những người có nhóm máu AB chỉ có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ.
Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất. Nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Kết quả là những người nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O, vì các kháng thể trong huyết tương của nó sẽ tấn công các loại khác.
Tuy nhiên, những người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, vì nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên.
Dấu hiệu truyền nhầm nhóm máu
Rất tồi tệ. Phản ứng truyền máu tán huyết cấp có thể xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi truyền máu và thường xảy ra trong quá trình truyền máu. Bệnh nhân có thể cảm nhận được những phản ứng này.
Các triệu chứng có thể xảy ra như cảm giác nóng tại chỗ truyền máu, cảm giác ớn lạnh, sốt, và đau ở lưng, hai bên sườn….
Những phản ứng liên quan đến hầu hết các tán huyết nội mạch; các hồng cầu của máu truyền vào bị phá hủy bởi các kháng thể của người nhận ngay trong lòng mạch máu.
Các phản ứng đồng loạt có thể gây ra sốc và đưa đến tử vong nhanh chóng.
Xử trí truyền nhầm nhóm máu
- Ngừng truyền máu ngay lập tức, lấy một mẫu máu của chai máu truyền và một mẫu máu của bệnh nhân để xác định lại nhóm máu.
- Xác định mức độ tan máu bằng định lượng huyết cầu tố trong máu và trong nước tiểu.
- Làm nghiệm pháp Coombs để loại trừ tan máu do kháng thể.
- Chưa được truyền máu lại cho đến khi xác định nguyên nhân gây tai biến rõ ràng. Trong khi chờ thay bằng dung dịch muối natri clorua 0.9% 500 ml.
- Tăng lượng nước tiểu bằng lực thẩm thấu với: mannitol 25%, 25g/tiêm tĩnh mạch, tiêm nhanh từ 5 – 10 phút. Đặt thông nước tiểu, nếu lượng nước tiểu ít hơn 100 ml/giờ thì dùng thêm mannitol 100 g/24 giờ là tối đa.
- Furosemid 200 – 400 ml/24 giờ/tiêm tĩnh mạch (khi lượng nước tiểu, dưới 100 ml/giờ mà đã dùng mannitol không có kết quả). Nếu có suy thận cấp phải điều trị tại khoa hồi sức để làm thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo.
- Các thuốc vận mạch thường không có hiệu quả mà còn làm giảm lượng máu tới thận dễ gây nên suy thận cấp.
- Trường hợp huyết áp hạ thì dùng dung dịch mặn (clorua natri) 9% hoặc Plasma và corticoid liều cao (3 mg/kg/ngày).