Tuổi dậy thì của bé gái là bao nhiêu? Tuổi dậy thì của bé gái thường bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi 8-13, khi cơ thể thay đổi cả về thể chất và tâm lý.
Dậy thì bao gồm sự tăng trưởng nhanh của cơ và xương, sự thay đổi hình dáng và kích thước cơ thể cùng với sự hình thành khả năng sinh sản.
Tuổi dậy thì của bé gái là bao nhiêu? Quá trình này thường bắt đầu khi các bé gái được 10,5 tuổi.
- Dấu hiệu đầu tiên là ngực phát triển. Ngực nhú lên thành những cục nhỏ dưới núm vú, ở một hoặc cả hai bên. Những cục này có thể cứng và có kích thước khác nhau. Thời điểm này trẻ thường bắt đầu cao nhanh.
- Sau khoảng 6 tháng, lông mu xuất hiện (mặc dù ở một số trẻ, mọc lông mu lại là biểu hiện đầu tiên của dậy thì), rồi đến lông nách.
- Trong vài năm tiếp theo, ngực tiếp tục lớn lên, lông mu và cơ quan sinh dục ngoài tăng trưởng dần dần, dẫn tới kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Thay đổi này thường xuất hiện vào 12,5 – 13 tuổi, khoảng 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì.
- Cơ thể tiếp tục phát triển và toàn bộ quá trình dậy thì hoàn tất sau 3-4 năm, với ngực, quầng vú và lông mu phát triển như ở người lớn.
- Trong giai đoạn dậy thì, các bé gái thường cao trung bình 7 – 8 cm/năm, và đạt đỉnh điểm khi kỳ kinh đầu tiên xuất hiện. Trẻ thường dừng cao khoảng 2 năm sau khi có kinh.
Dậy thì được coi là sớm nếu xuất hiện trước 8 tuổi (bé gái). Quá trình này được coi là muộn nếu chưa bắt đầu ở tuổi 13 (nữ). Những nghiên cứu gần đây cho thấy, dậy thì xuất hiện ngày càng sớm hơn, đặc biệt là ở các bé gái.
Dấu hiệu nhận biết trẻ gái dậy thì sớm
– Ngực to thường là dấu hiệu đầu tiên và hay gặp nhất; Xuất hiện lông mu và lông nách; Xuất hiện kinh nguyệt, âm đạo tăng tiết dịch và dài ra, môi lớn và môi bé dầy lên và thẫm màu, âm vật tăng kích thước; Chiều cao tăng nhanh >6cm/ năm.
Các nguyên nhân dậy thì sớm và cách xử lý
– Suy giáp, tình trạng tuyến giáp không sản sinh đủ hormone
– Hội chứng McCune-Albright – một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến xương, da và nội tiết tố
– Hormone tuyến thượng thận hoặc tuyến yên tiết ra estrogen hoặc progesterone
– Tiếp xúc với các loại kem thoa chứa estrogen và progesterone
– Khối u buồng trứng, u nang buồng trứng.
– Có khối u trong não hoặc tủy sống hoặc tổn thương ở các cơ quan của hệ thần kinh trung ương
– Chịu tác động của bức xạ lên não và tủy sống
– Có các dị tật bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương như khối u hoặc có ứ đọng dịch lỏng dư thừa
– Tăng sản thượng thận bẩm sinh (một nhóm các rối loạn di truyền hiếm gặp do rối loạn tổng hợp hormone vỏ thượng thận)
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở bé gái như:
- Tiếp xúc với hormone giới tính dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ
- Tiêu thụ một số chất làm tăng nguy cơ dậy thì sớm
- Béo phì
- Do xạ trị.
Tuổi dậy thì của bé gái là bao nhiêu Tác hại dậy thì sớm ở bé gái
Ảnh hưởng về tâm lý: Những thay đổi trên cơ thể của bé gái dậy thì sớm có thể làm bé thấy ngại ngùng, xấu hổ vì cảm thấy khác biệt so với bạn bè, bị bạn bè trêu chọc. Điều này có thể khiến bé tự ti, trầm cảm và thậm chí để lại di chứng tâm lý khi trưởng thành.
Hạn chế chiều cao: Trẻ dậy thì khi quá sớm sẽ có giai đoạn dậy thì ngắn. Ban đầu, trẻ sẽ phát triển nhanh, cao lớn hơn so với các bạn cùng trang lứa, nhưng giai đoạn tăng trưởng ấy không kéo dài và khi giai đoạn ấy kết thúc, trẻ cũng chậm phát triển.
Ảnh hưởng kết quả học tập: Những biến đổi tâm sinh lý trong thời gian dậy thì dễ khiến trẻ lơ là, bỏ bê việc học, dẫn đến kết quả học tập kém.
Nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang: Chu kỳ kinh nguyệt sớm trước khi 8 tuổi ở bé gái có nguy cơ phát triển thành chứng rối loạn nội tiết và gây hội chứng buồng trứng đa nang khi trưởng thành.
Quan hệ tình dục sớm: Sự phát triển tâm sinh lý quá sớm sẽ dẫn đến những ham muốn tình dục. Bé còn quá nhỏ, nên dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng dụ dỗ quan hệ tình dục và chịu hậu quả từ việc này, để lại những sang chấn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nếu nhận thấy con có dấu hiệu dậy thì sớm, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán và can thiệp kịp thời.