Văn minh là một trạng thái tiên tiến của xã hội loài người, có trình độ văn hóa, khoa học, công nghiệp và chính phủ cao. Vậy văn minh cổ đại là gì?
Xã hội loài người phát triển từ thuở hoang dã cho đến ngày nay, có thể ước chừng 10.000 năm trong một không gian rộng lớn của Trái Đất và được các nhà khoa học chia ra nhiều thời đại: Cổ Đại, Trung Cổ, Cận Đại và Hiện đại.
Trong mỗi thời đại, xã hội loài người nổi lên một số vùng, mà ở đó xã hội cư dân ở điểm tập hợp được các giá trị tiên tiến vượt trội trong nhiều lĩnh vực – hình thành nền văn minh. Nền văn minh hình thành trong thời đại Cổ đại chính là văn minh cổ đại.
Riêng thời Cổ Đại có tám nền văn minh lớn được thống kê (các học giả vẫn tranh cãi về số lượng) gồm: nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Hy Lạp, nền văn minh La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes.
Trong đó, các nền văn minh như Maya, La Mã đã sụp đổ. Các nhà khoa học đã đưa ra một loạt các nguyên nhân khiến các nền văn minh vĩ đại sụp đổ, gồm:
- Thay đổi khí hậu
- Môi trường suy thoái
- Bất bình đẳng và chế độ quyền lực tập trung
- Sự phức tạp
- Cú sốc từ bên ngoài như chiến tranh, thiên tai, nạn đói, bệnh dịch
- Những yếu tố tình cờ
Tuy nhiên, chính xác vì sao các nền văn minh cổ đại sụp đổ thì cho đến nay vẫn còn là bí ẩn.