Reference.vn
Hỏi Ref bất cứ điều gì
Reference.vn
Hỏi Đáp

Trang Chủ » Khoa học » Thiên văn » Vì sao trăng khuyết?

Vì sao trăng khuyết?

Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Vì sao trăng khuyết?

Vì sao trăng khuyết?

Hiện tượng mặt trăng lúc tròn, lúc khuyết được giải thích dựa theo nguyên tắc và quy luật chuyển động của hệ mặt trăng và mặt trời. Nó xảy ra rất thường xuyên nên chúng ta xem nó như một hiện tượng bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi được hỏi “Tại sao mặt trăng khi tròn khi khuyết” thì không phải ai cũng biết. Vậy, bạn đã có đáp án chưa?

Mặt trăng mà chúng ta nhìn thấy trong một tháng luôn thay đổi hình dạng, có hôm tròn như chiếc mâm con, có hôm khuyết như nửa chiếc bánh nướng, có hôm cong như chiếc lưỡi liềm. Hiện tượng lúc tròn lúc khuyết là do nguyên nhân gì?

Theo người Babilon cổ đại cho rằng: Mặt trăng là một hình cầu có 1 nửa phát sáng và 1 nửa tối; khi nửa phát sáng của Mặt trăng quay về phía Trái đất thì ta nhìn thấy trăng tròn; khi Mặt trăng quay cả phần sáng và phần tối về phía Trái đất thì ta nhìn thấy trăng khuyết và khi Mặt trăng quay phần tối về phía Trái đất thì ta không nhìn thấy trăng. Mặt trăng là một vệ tinh quay quanh Trái đất, Mặt trăng không phát nhiệt cũng không phát sáng. Trong vũ trụ tối tăm đáng lẽ chúng ta không nhìn thấy Mặt trăng nhưng do Mặt trăng phản xạ ánh sáng Mặt trời nên chúng ta mới nhìn thấy nó.Trong quá trình Mặt trăng quay quanh Trái đất, vị trí tương đối giữa Mặt trăng, Trái đất, Mặt trời luôn thay đổi. Khi Mặt trăng đi vào giữa Trái đất và Mặt trời, mặt hướng vào Trái đất của Mặt trăng không được Mặt trời chiếu sáng nên chúng ta không nhìn thấy Mặt trăng, đó là “trăng sóc – trăng mới” hiện tượng này xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch hàng tháng. Sau đó 2 – 3 ngày, Mặt trăng chuyển dịch dần theo quỹ đạo của nó ra khỏi vị trí thẳng hàng với Trái đất và Mặt trời, lúc này ánh Mặt trời chiếu vào mép của nửa Mặt trăng hướng về Trái đất và chúng ta nhận thâý trăng khuyết hình lưỡi liềm trên không trung. Trăng lúc này cũng được gọi là “trăng mới”. Từ đó trở đi, Mặt trăng tiếp tục chuyển dịch theo quỹ đạo và mỗi ngày nửa mặt trăng hướng về Trái đất càng được Mặt trời chiếu sáng nhiều hơn, trăng lưỡi liềm mỗi ngày thêm đầy đặn, đến ngày 7 hoặc 8 thành nửa hình tròn. Người ta gọi đó là trăng thượng huyền. Sau trăng Thượng huyền, Mặt trăng chuyển dần đến vị trí đối diện với Mặt trời (Mặt trăng – Trái đất – Mặt trời ), nửa Mặt trăng hướng về Trái đất được Mặt trời chiếu sáng ngày càng nhiều, bởi vậy chúng ta thấy Mặt trăng đầy dần đầy dần và đến khi Mặt trăng hoàn toàn đối diện với Mặt trời, nửa Mặt trăng hướng về Trái đất đều nhận được ánh sáng Mặt trời thì chúng ta nhìn thấy Mặt trăng tròn vành vạnh, đó là đêm rằm (trăng vọng).

Thời gian trăng tròn chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 ngày. Những ngày tiếp theo vị trí đối diện giữa Mặt trăng và Mặt trời thay đổi dần, nửa Mặt trăng hướng về Trái đất nhận được ánh sáng Mặt trời ít dần và chúng ta thấy Mặt trăng sẽ ” gầy dần”. Sau đêm rằm độ 7 – 8 ngày, chúng ta chỉ còn nhìn thấy 1/2 Mặt trăng, đó là trăng “Hạ huyền” Sau ” Hạ huyền” Mặt trăng tiếp tục gầy đi, tiếp đó 4, 5 ngày chỉ còn lại hình lưỡi liềm, đó “trăng tàn”. Sau đó trăng nhỏ dần và mất hẳn – thời kỳ ” trăng mới” lại bắt đầu. Hiện tượng tròn khuyết của Mặt trăng là do Mặt trăng không tự phát sáng. Bạn có thể lấy một quả bóng và ngọn đèn làm thí nghiệm chứng minh với nguyên lý như đã trình bày ở trên. Ngọn đèn là Mặt trời, quả bóng là Mặt trăng, đầu của bạn là Trái đất. Bạn cầm quả bóng và tự xoay người, bạn sẽ nhìn thấy quả bóng lần lượt xuất hiện “trăng mới”, ” trăng thượng huyền”, “trăng rằm”, “trăng tàn” rồi lại “trăng mới”…

Từ khóa: Vì sao trăng khuyết?
KIM

KIM

KIM là một nhà báo. Tôi viết về các vấn đề kinh tế, xã hội và đôi khi cả du lịch. Sở thích đọc sách và nấu ăn cho gia đình.

Related Posts

Tại sao Vega không sáng bằng Sirius?
Thiên văn

Tại sao Vega không sáng bằng Sirius?

1 Tháng Sáu, 2023
Một đêm trên mặt trăng bằng bao lâu trên Trái đất?
Thiên văn

Một đêm trên mặt trăng bằng bao lâu trên Trái đất?

20 Tháng Tư, 2023
Nhật thực đầu tiên trong năm nay! Nhật thực toàn phần diễn ra ngày 20/4/2023
Thiên văn

Nhật thực đầu tiên trong năm nay! Nhật thực toàn phần diễn ra ngày 20/4/2023

19 Tháng Tư, 2023

Bài viết mới

Nhóm nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng

Nhóm nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng

6 Tháng Sáu, 2023
Vì sao muối mặn?

Vì sao muối mặn?

4 Tháng Sáu, 2023
Cách phân biệt quá khứ đơn và hiện tại hoàn thành

Cách phân biệt quá khứ đơn và hiện tại hoàn thành

4 Tháng Sáu, 2023
iOS 17 có gì mới? Có nên cập nhật?

iOS 17 có gì mới? Có nên cập nhật?

4 Tháng Sáu, 2023
nên nuôi mèo đực hay mèo cái

Nên nuôi mèo đực hay mèo cái hơn?

3 Tháng Sáu, 2023

Đọc nhiều trong 24h qua

  • Cách tính tổng một dãy số liên tiếp

    Cách tính tổng một dãy số liên tiếp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Xem phim 18+ có ảnh hưởng đến điện thoại không?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Đề Toán thi vào lớp 6 chuyên Ams 2022 và đáp án

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 7 cách so sánh phân số không quy đồng mẫu/ tử số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Lộ trình xe bus 144 Hà Nội mới nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tần Thủy Hoàng có trước hay Tam Quốc có trước

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 1 triệu đô la nặng bao nhiêu kg?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cho số 63 số đó thay đổi thế nào nếu xóa bỏ chữ số 6 toán nâng cao lớp 2

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Toán lớp 2 em hãy tính hiệu của số nhỏ nhất có hai chữ số và số lớn nhất có một chữ số

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sét đánh vào nhà có điềm gì?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Reference.vn

Reference Việt Nam tồn tại để cung cấp cho độc giả những thông tin tham khảo chính xác, không thiên vị và độc lập về mọi lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. Chúng tôi, là những nhà báo và chuyên gia kỳ cựu, sẽ cố gắng giúp bạn đọc tiết kiệm tiền bạc, thời gian và khỏi đau đầu khi nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cân nhắc mua. Thông tin chúng tôi cung cấp để bạn đọc tham khảo được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn tin tức, nghiên cứu chính thống trong và ngoài nước, tuân thủ luật pháp và theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí cao nhất. Chúng tôi nỗ lực để làm theo các tiêu chuẩn trên trong tất cả nội dung. Nếu bạn nhận thấy chúng tôi còn thiếu sót, vui lòng gửi email cho Đội ngũ và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sửa lại cho đúng.

Đội ngũ Reference Việt Nam.

  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sitemap

© 2019 K&L Media Co.

No Result
View All Result
  • Gia đình
  • Sức khoẻ
  • Nhà cửa
  • Ăn uống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Ngày lễ và Kỷ niệm
  • Hôm nay mới biết
  • Places To Go

© 2019 K&L Media Co.