Vị trí địa chính trị của Việt Nam là một cầu nối hai vùng kinh tế biển và kinh tế lục địa của châu Á, cửa giao thương với các nền kinh tế biển khu vực, đồng thời cũng là cửa khẩu đi vào hệ thống giao thông đường bộ trên đất liền của các quốc gia Đông Nam Á và châu Á.
Với không gian biên giới đất liền và biển dài và hẹp, Việt Nam thực sự là trung tâm kinh tế thương mại trong khu vực Đông Nam Á, dễ dàng kết nối với biển Hoa Đông và với vùng Viễn Đông của Nga. Đồng thời từ Việt Nam qua Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Băng la đét bằng đường bộ, có thể tiếp cận vùng Nam Á. Là nền kinh tế biển, Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, trong đó tài nguyên dầu khí trên thềm lục địa có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, khu vực và thế giới. Một điểm thú vị nữa, Biển Đông chính là con đường vận tải thương mại lớn, kết nối với những nền kinh tế khổng lồ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Vấn đề dân số: Dân số và mật độ tăng ổn định, với chính sách dân số, độ tuổi người lao động (từ 15 – 59) tăng ổn định. Với mức sinh như hiện nay, dự báo dân số Việt Nam vào năm 2019 là 94,7 triệu người, 63% dân số có độ tuổi lao động.
Dân tộc Việt Nam có khả năng hội nhập cộng đồng cao, không có nguy cơ tiềm ẩn chia rẽ dân tộc trong cộng đồng người Việt, dễ hòa nhập với cộng đồng quốc tế, đời sống tâm linh, tôn giáo của người Việt ổn định, có tính hòa bình cao.
Như vậy vị thế địa chính trị trên góc độ tự nhiên của Việt Nam thực tế đã hội tụ khá đủ yếu tố của một cường quốc.
Những tiêu chí biến động: Từ quan điểm lịch sử địa chính trị, do tính chiến lược quan trọng của địa thế. Việt nam trong 4000 năm lịch sử, với bề dầy hàng ngàn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đất nước Việt Nam và dân tộc Việt thích nghi với môi trường khu vực và quốc tế, hơn thế nữa, đã để lại một dấu ấn sâu sắc trên thế giới về lịch sử giữ nước và dựng nước, có tiếng nói trong phong trào gìn giữ độc lập và tự chủ.
Hệ thống chính trị lãnh đạo đất nước ổn định, cho tới thời điểm hiện nay không có những những nguy cơ thường trực đe dọa sự ổn định môi trường chính trị trong nước.
Từ những tiêu chí cơ bản đã nêu, trong điều kiện tự nhiên, Việt Nam hoàn toàn có vị thế địa chính trị quan trọng khu vực để trở thành cường quốc khu vực. Những điều chưa đầy đủ là tổng hợp sức mạnh kinh tế, quân sự, công nghiệp dân sự, khoa học công nghệ và hạ tầng giao thông. Hội tụ đủ sức mạnh của các tiêu chí cần thiết đã nêu. Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một cường quốc có ảnh hưởng rất lớn trong khu vực và có vị thế địa chính trị của một trung tâm kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
Nỗ lực đạt được và duy trì vị thế địa chính trị của quốc gia – kết quả của quá trình lịch sử phát triển lâu dài. Đôi khi, những đặc điểm khởi nguồn của quốc gia cho phép nước đó có vai trò hàng đầu trong phân tầng địa chính trị. Nhưng hầu hết các quốc gia là sự tích lũy tiềm năng và hiện thực hóa các lợi ích chiến lược của quốc gia và dân tộc để dành được vị thế địa chính trị của đất nước ở cấp độ khu vực hay trên toàn thế giới.
Đọc thêm: